ClockThứ Tư, 30/01/2019 06:49

UNICEF: Cần 3,9 tỷ USD để bảo vệ 41 triệu trẻ em khỏi xung đột và thảm họa

TTH.VN - Hàng chục triệu trẻ em sống trong xung đột, thảm họa và các tình huống cấp bách khác ở hàng chục quốc gia cần được bảo vệ khẩn cấp, Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp quốc (UNICEF) hôm qua (29/1) cho biết, trong một lời kêu gọi khoản viện trợ 3,9 tỷ USD để hỗ trợ cho các hành động nhân đạo của tổ chức này trên khắp thế giới.

104 triệu thanh thiếu niên không thể đến trường do xung đột và thảm họaUNICEF kêu gọi bảo vệ 30 triệu trẻ em di dời nhân Ngày tị nạn thế giớiUNICEF yêu cầu chấm dứt các cuộc tấn công nhắm vào trẻ em

Những đứa trẻ trong một trại tạm trú ở Syria. Ảnh: UNICEF

Phát biểu tại Geneva, Giám đốc các chương trình khẩn cấp của UNICEF, ông Manuel Fontaine, cảnh báo rằng xung đột đang ở mức cao nhất trong 30 năm qua, “chưa bao giờ có nhiều xung đột trên thế giới trong 30 năm qua như hiện nay, vì vậy đây rõ ràng là một mối đe doạ cụ thể”, ông nói.

Giữa vô số báo cáo về các cuộc tấn công chết người vào dân thường và nơi trú ẩn – vốn bị cấm theo luật quốc tế - ông Fontaine nhấn mạnh quan niệm lâu nay rằng trẻ em cần được bảo vệ hơn tất cả các đối tượng khác cũng đang bị hủy hoại, khi việc tấn công vào trường học, bệnh viện và giam giữ trẻ em đang được chấp nhận như một điều bình thường.

Tổng cộng 59 quốc gia sẽ được hưởng lợi từ lời kêu gọi Hành động Nhân đạo cho trẻ em năm 2019 của UNICEF, vì cơ quan này theo đuổi mục tiêu cung cấp cho 41 triệu trẻ em nguồn nước và thực phẩm an toàn, các dịch vụ giáo dục, y tế và bảo vệ.

Syria vẫn là mối quan tâm hàng đầu

Số tiền tài trợ để bảo vệ trẻ em lên tới 385 triệu USD, gồm hơn 120 triệu USD cho các thanh thiếu niên bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng Syria, những người có nhu cầu ước tính khoảng 904 triệu đô la - phần lớn nhất trong lời kêu gọi chung của UNICEF.

“Gần 8 năm sau khi cuộc xung đột nổ ra, chúng ta vẫn có 2,5 triệu trẻ em Syria sống như người tị nạn ở Ai Cập, Iraq, Jordan, Lebanon và Thổ Nhĩ Kỳ, nơi nhu cầu về các dịch vụ cơ bản như y tế, giáo dục và cơ sở hạ tầng… vượt xa khả năng có thể đáp ứng được của các tổ chức”, ông Fontaine giải thích.

Yemen: Hai triệu trẻ em cần hỗ trợ thực phẩm

Nhu cầu ở Yemen đại diện cho khoản kêu gọi lớn thứ 2 của UNICEF, với hơn 542 triệu USD, vì một thỏa thuận ngừng bắn mong manh và chưa được thực hiện giữa các chiến binh Houthi và chính phủ được quốc tế công nhận tiếp tục gây lo ngại nghiêm trọng cho người dân.

Gần 4 năm kể từ khi xung đột leo thang, hơn 22 triệu người cần hỗ trợ nhân đạo, trong đó có 2 triệu trẻ em Yemen sẽ cần hỗ trợ lương thực trong năm nay. Dự đoán, trong năm 2019 sẽ có gần 400.000 trẻ em có nguy cơ bị suy dinh dưỡng cấp tính nghiêm trọng đe dọa tính mạng ở Yemen, ông Fontaine cảnh báo.

Các tình huống khẩn cấp khác bao gồm Cộng hòa Dân chủ Congo (DRC), một quốc gia rộng lớn phải đối mặt với sự leo thang bạo lực đáng kể và xung đột vũ trang liên quan đến các vấn đề quyền lợi. Một đợt bùng phát liên tục của virus Ebola chết người ở phía đông đất nước càng khiến vấn đề trở nên tồi tệ hơn.

Các hành vi vi phạm đối với trẻ em bao gồm tuyển dụng cưỡng bức bởi các nhóm vũ trang và lạm dụng tình dục tràn lan. Sự bất an cũng đã cản trở các hành động nhằm đối phó với dịch Ebola ở Bắc Kivu và Ituri, và làm nặng thêm tình trạng suy dinh dưỡng thảm khốc trên toàn quốc.

Theo UNICEF, ước tính 1,4 triệu trẻ em dự kiến ​​sẽ cần được điều trị suy dinh dưỡng cấp tính nặng vào năm 2019.

Thanh thiếu niên Venezuela rất cần được bảo vệ

Quay sang Venezuela, nơi 40 người đã chết trong các cuộc đụng độ gần đây giữa người biểu tình, ông Fontaine kêu gọi cần bảo vệ trẻ em ở quốc gia này.

“Chúng tôi rất lo lắng về nguy cơ bạo lực. Rõ ràng chúng tôi đang kêu gọi mọi người bảo vệ trẻ em trong thời điểm đặc biệt này, nhất là với thanh thiếu niên,” ông nói.

Quan chức UNICEF xác nhận rằng ước tính 3 triệu người đã rời khỏi đất nước Nam Mỹ đang gặp khó khăn trong những năm gần đây và cơ quan này đang làm việc tại các quốc gia láng giềng, ở Colombia, Brazil, Ecuador và các quốc gia khác để giúp đỡ các cộng đồng chủ nhà tiếp nhận các gia đình và những đứa trẻ vượt biên.

Vết sẹo tinh thần dai dẳng hơn vết thương thể xác

Đối mặt với những nhu cầu chưa từng có như vậy, UNICEF kêu gọi các khoản tài trợ để có thể phân bổ ở những nơi cần thiết nhất, đặc biệt là những trường hợp khẩn cấp được báo cáo bao gồm khu vực Hồ Chad, nơi có gần 21 triệu người ở Cameroon, Cộng hòa Trung Phi, Chad, Nigeria và Nigeria đã bị ảnh hưởng bởi các cuộc xung đột đang diễn ra.

Bất chấp những thách thức, ông Fontaine khẳng định rằng cơ quan này đã thành công trong việc giúp đỡ những đứa trẻ dễ bị tổn thương, nhất là những trẻ em có vết sẹo tinh thần do những căng thẳng trong các cuộc xung đột – những tổn thương thường mất nhiều thời gian để chữa lành hơn những vết thương thể xác.

Tố Quyên (Lược dịch từ UN)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á đối mặt nguy cơ gián đoạn nguồn cung dầu do xung đột ở Trung Đông

Căng thẳng gia tăng giữa Israel và Iran đang đe dọa làm gián đoạn nguồn cung dầu được vận chuyển qua Eo biển Hormuz - một tuyến đường năng lượng quan trọng đối với châu Á. Khu vực này cũng đang đứng trước mối lo ngại ngày càng tăng rằng, một cuộc xung đột rộng hơn ở Trung Đông có thể làm tắc nghẽn nguồn cung và gây bất ổn thị trường dầu mỏ.

Châu Á đối mặt nguy cơ gián đoạn nguồn cung dầu do xung đột ở Trung Đông
Điểm lại các kế hoạch hoà bình cho xung đột Nga – Ukraine

Khi phiên họp thường niên của Đại hội đồng Liên hợp quốc (UNGA) sắp kết thúc vào tuần trước, Trung Quốc và Brazil đã tổ chức một cuộc họp bên lề với sự tham dự của 17 thành viên. Mục đích của cuộc họp kín ngày 27/9 là tập hợp sự ủng hộ cho kế hoạch hòa bình về xung đột Ukraine.

Điểm lại các kế hoạch hoà bình cho xung đột Nga – Ukraine
Ngày Nhà giáo Thế giới (5/10):
Đã đến lúc cải cách khủng hoảng giáo dục hiện nay

Từ lễ Wai kru ở Thái Lan đến các sự kiện tri ân ở Lào và Campuchia, tất cả các nước ASEAN đều dành riêng một ngày đặc biệt để học sinh vinh danh giáo viên bằng hoa, điệu múa truyền thống và cử chỉ tôn trọng.

Đã đến lúc cải cách khủng hoảng giáo dục hiện nay
Return to top