ClockThứ Năm, 07/09/2017 14:51

UNICEF - Xung đột, đói nghèo làm trì trệ tiến trình giáo dục trong thập kỷ qua

TTH.VN - Đói nghèo, xung đột kéo dài và tình trạng nhân đạo khẩn cấp đầy phức tạp đã dẫn đến sự trì trệ trong việc làm giảm tỷ lệ thất học toàn cầu trong thập kỷ qua, khiến Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) kêu gọi phải đầu tư thêm nữa.

Cô bé 11 tuổi này bị mất chân trái trong một vụ tấn công tự sát tại vùng hồ Chad. Sau ba tháng trong bệnh viện, cô bé đang cố bắt đầu lại việc học. Ảnh: UNICEF / Bahaji.

UNICEF cho biết, với 11,5% trẻ em trong độ tuổi đi học, tương đương với 123 triệu đứa trẻ không được đến trường hiện nay, so với 12,8% (135 triệu) vào năm 2007, tỷ lệ trẻ em từ 6-15 tuổi thất học đã giảm nhẹ trong thập niên vừa qua.

Theo bà Jo Bourne, trưởng bộ phận giáo dục của UNICEF, "các khoản đầu tư nhằm tăng số trường học và giáo viên để theo kịp sự tăng trưởng dân số là không đủ... Cách tiếp cận thông thường này sẽ không giúp những đứa trẻ dễ bị tổn thương nhất được đi học và giúp chúng phát huy tiềm năng đầy đủ nếu tiếp tục bị mắc kẹt trong đói nghèo, thiếu thốn và mất an ninh".

Trẻ em sống ở những nước nghèo nhất thế giới và trong các khu vực xung đột bị ảnh hưởng không cân xứng. Trong số 123 triệu trẻ em bỏ học, 40% sống ở các nước kém phát triển nhất và 20% sống trong các vùng xung đột.

Rõ ràng, chiến tranh vẫn tiếp tục đe dọa và làm đảo ngược những thành quả của giáo dục.

Các cuộc xung đột tại Iraq và Syria đã khiến thêm 3,4 triệu trẻ em bỏ học, dẫn đến số trẻ em không đi học ở Trung Đông và Bắc Phi trở lại mức năm 2007 là khoảng 16 triệu trẻ.

Với mức nghèo đói cao, dân số gia tăng nhanh chóng và các trường hợp khẩn cấp định kỳ, Tiểu vùng Sahara Châu Phi và Nam Á chiếm 75% tổng số trẻ em trong độ tuổi đi học tiểu học và trung học cơ sở trên toàn thế giới không được đến trường.

Tuy nhiên, ngành giáo dục toàn cầu vẫn đạt đuộc một số tiến bộ.

Tố Quyên (Lược dịch từ UN)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gắn kết chặt chẽ “ba nhà” trong giáo dục nghề nghiệp

Mô hình Hội đồng giáo dục nghề nghiệp (GDNN) cấp tỉnh ra đời mới đây được kỳ vọng là “lời giải” cho bài toán tuyển sinh - tuyển dụng, nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động (LĐ).

Gắn kết chặt chẽ “ba nhà” trong giáo dục nghề nghiệp
"Trồng" những mầm xanh mạnh khỏe toàn diện

Rèn luyện đảm bảo sức khỏe, nâng cao thể lực cho học sinh là “khâu” quan trọng, hiệu quả trong nâng cao chất lượng dạy và học của ngành giáo dục & đào tạo (GD&ĐT) huyện Phú Vang; “trồng” những mầm xanh mạnh khỏe toàn diện, để sau này các em tiếp bước xây dựng quê hương.

Trồng những mầm xanh mạnh khỏe toàn diện
Đồng bộ nâng cao chất lượng dạy và học

Những năm gần đây, học sinh các cấp trên địa bàn Phú Vang ngày càng đạt nhiều giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, Quốc gia. Riêng tại kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 THCS cấp tỉnh năm học 2023-2024 mới đây, học sinh Phú Vang đoạt gần 40 giải. Đó là nỗ lực và kết quả của quá trình vượt lên nhiều khó khăn, bền bỉ nâng cao chất lượng dạy và học của thầy và trò huyện Phú Vang.

Đồng bộ nâng cao chất lượng dạy và học
Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học

Với mục tiêu đào tạo các thế hệ học sinh phát triển toàn diện, cùng với đầu tư cơ sở vật chất, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) TP. Huế triển khai nhiều giải pháp trong đổi mới giáo dục tiểu học (TH), giúp học sinh tiếp cận phương pháp giảng dạy hiên đại, phát triển các khả năng hội nhập, như kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, giao tiếp…

Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học
Return to top