ClockChủ Nhật, 13/05/2018 14:52

Vai trò của phụ nữ trong lực lượng lao động ASEAN

TTH.VN - Tính đến thời điểm hiện tại, cuộc đấu tranh giành lại sự bình đẳng giới vẫn là mối quan tâm lớn ở ASEAN nói riêng và thế giới nói chung.

Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 32: ASEAN cần đẩy mạnh hội nhập khu vựcASEAN hướng đến thực hiện tầm nhìn cộng đồng ASEAN 2025 và Chương trình nghị sự 2030 của Liên Hợp QuốcASEAN-EU thúc đẩy hợp tác an ninh truyền thống và phi truyền thốngASEAN trong kỳ vọng của thế giớiTrung tâm ASEAN-Nhật Bản xúc tiến thương mại dịch vụ du lịch ASEAN

Sự cân bằng về giới trong lực lượng lao động có thể mang lại hiểu quả kinh tế tích cực cho ASEAN. Ảnh: The ASEAN Post

Riêng khu vực Đông Nam Á, việc thiếu đa dạng hóa giới tính lao động vẫn đang là một vấn đề nổi cộm liên tiếp diễn ra trong bộ máy hoạt động của các công ty trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, nhận thức của công chúng về vấn đề này đang chứng kiến nhiều thay đổi tích cực, cùng lúc các hành động thu hẹp khoảng cách bất bình đẳng về giới cũng đang được chính phủ các nước thành viên thực hiện rất hiệu quả.

Cụ thể, vào năm 1988, các bộ trưởng ngoại giao ASEAN đã thống nhất ký kết tuyên bố về sự tiến bộ của phụ nữ ASEAN, qua đó đánh dấu tầm quan trọng của phụ nữ, cũng như khẳng định các nước sẽ trao quyền nhiều hơn để phụ nữ cống hiến công sức trong tất cả các ngành nghề ở cấp quốc gia và khu vực. Thỏa thuận này cũng được xem là một lời kêu gọi thúc đẩy phụ nữ tự chủ hơn trong tiến trình phát triển của khu vực, nhất là khi họ chiếm ½ số lượng lao động.

Thêm vào đó, Ủy ban Thúc đẩy và Bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em ASEAN (ACWC) cũng được thành lập với nhiệm vụ duy trì các quyền lợi trong Công ước về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW)....

Cùng với sự hỗ trợ của nhiều tổ chức, báo cáo của Viện nghiên cứu toàn cầu McKinsey (MGI) khẳng định, một khi phụ nữ có nhiều quyền lợi, cơ hội để tham gia lực lượng lao động, nhiều khả năng đến năm 2025, tổng sản phẩm nội địa khu vực Đông Nam Á có thể tăng lên đến 28 nghìn tỷ USD (tương đương với khoảng 26%). Thông qua chuỗi hành động thúc đẩy bình đẳng giới như: thành lập lực lượng lao động toàn diện hơn, nền kinh tế của các nước ASEAN có thể tăng thêm 1,2 nghìn tỷ USD, mức tăng khoảng 30% so với giá trị hiện tại.

Theo nhận định của tác giả Arief Subhan, sự cân bằng về giới trong lực lượng lao động có thể mang lại hiểu quả kinh tế tích cực cho ASEAN.

Đan Lê (Lược dịch từ The ASEAN Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Trao tặng “Mái ấm tình thương” và nhiều phần quà giá trị

Ngày 25/4, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh phối hợp với Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh, Hội LHPN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trao tặng “Mái ấm tình thương” trong Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương”, hỗ trợ phụ nữ, trẻ em xã Hồng Thượng, huyện A Lưới, tổng trị giá hơn 600 triệu đồng.

Trao tặng “Mái ấm tình thương” và nhiều phần quà giá trị
Tránh mắc vào cạm bẫy

Để mỗi phụ nữ, trẻ em, nhất là phụ nữ vùng cao, biên giới không là nạn nhân của vấn nạn buôn bán người, bóc lột sức lao động, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức để phụ nữ tự bảo vệ mình trước những nguy cơ, vấn nạn đó.

Tránh mắc vào cạm bẫy
Return to top