ClockThứ Hai, 02/04/2018 20:47

ASEAN hướng đến thực hiện tầm nhìn cộng đồng ASEAN 2025 và Chương trình nghị sự 2030 của Liên Hợp Quốc

TTH - Theo nội dung của bản báo cáo chung vừa được công bố bởi Bộ Ngoại giao Thái Lan, Ủy ban Kinh tế Xã hội châu Á Thái Bình Dương Liên Hợp Quốc (ESCAP) và ban thư ký ASEAN, các nước ASEAN cần đẩy mạnh nỗ lực nhằm thúc đẩy tiến bộ về kinh tế, xã hội và môi trường để thực hiện hóa tầm nhìn cộng đồng ASEAN 2025 và Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc.

ASEAN-EU thúc đẩy hợp tác an ninh truyền thống và phi truyền thốngASEAN trong kỳ vọng của thế giớiTrung tâm ASEAN-Nhật Bản xúc tiến thương mại dịch vụ du lịch ASEANSingapore tiếp nhận chức Chủ tịch ASEAN tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 31 ở Philippines

Lãnh đạo các nước ASEAN cam kết sẽ nỗ lực để thực hiện hóa tầm nhìn cộng đồng ASEAN 2025 và Chương trình nghị sự 2030 của LHQ. Ảnh: News Ghana

Cách tốt nhất để đạt được mục tiêu này là tập trung vào 5 nội dung bổ sung giữa hai chương trình nghị sự bao gồm xóa đói, giảm nghèo; cải thiện cơ sở hạ tầng và tăng cường kết nối; quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên; đẩy mạnh sản xuất, tiêu dùng và thúc đẩy khả năng phục hồi. Cùng với một số sáng kiến khắc phục những vấn đề còn tồn tại, bản báo cáo đề nghị các nước ASEAN cần: Triển khai thực hiện các chương trình bổ sung dinh dưỡng cho mẹ và bé nhằm ngăn ngừa nguy cơ trẻ phát triển còi cọc để đảm bảo mọi cá nhân đều có quyền tiếp cận với giáo dục, việc làm và đảm bảo cuộc sống.

Ngoài ra, nỗ lực tạo điều kiện tốt nhất để duy trì sản xuất và tiêu thụ bền vững, hỗ trợ nâng cao năng lực của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, góp phần duy trì sự thịnh vượng kinh tế và thiết lập môi trường lành mạnh ở các nước thành viên ASEAN. Đồng thời, tăng cường sử dụng công nghệ mới để nâng cao năng suất và tập trung bảo vệ môi trường, quản lý hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên....

Nhìn chung, bản báo cáo được kỳ vọng sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực để tạo ra nhiều hơn nữa những sáng kiến khả thi, giúp duy trì đà phát triển và hợp tác mạnh mẽ không chỉ giữa LHQ và ASEAN, mà còn giữa ASEAN và cộng đồng quốc tế.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ Eurasia Review)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kết nối cộng đồng thông qua phong trào Chủ nhật xanh

Hưởng ứng phong trào Chủ nhật xanh, Chủ nhật vì cộng đồng, ngày 17/11, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) thành phố phối hợp với Ngân hàng Seabank chi nhánh Huế tổ chức hoạt động Kết nối cộng đồng năm 2024.

Kết nối cộng đồng thông qua phong trào Chủ nhật xanh
TẠI CÁC HỘI NGHỊ KHÍ HẬU LHQ:
Tỷ lệ nữ gần như không được cải thiện

Nhiều thứ đã thay đổi kể từ Hội nghị đầu tiên của các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP1) năm 1995; nhưng cho đến COP29 đang diễn ra tại Baku (Azerbaijan), có một điều vẫn không thay đổi: tỷ lệ đại diện là phụ nữ tại hội nghị vẫn trì trệ, chỉ ở mức khoảng 1/3 tổng số đại biểu tham dự.

Tỷ lệ nữ gần như không được cải thiện
Đưa du lịch cộng đồng trở thành sản phẩm chủ đạo

Du lịch cộng đồng được xem là loại hình du lịch mang lại nhiều lợi ích trong việc phát triển kinh tế bền vững cho cư dân bản địa. Với nhiều tiềm năng, Thừa Thiên Huế cùng các địa phương có thể đẩy mạnh loại hình du lịch cộng đồng trở thành một sản phẩm hoàn chỉnh, chủ đạo trong hệ thống sản phẩm của du lịch Việt Nam.

Đưa du lịch cộng đồng trở thành sản phẩm chủ đạo

TIN MỚI

Return to top