ClockThứ Tư, 03/04/2019 09:10

Văn hóa vật thể và phi vật thể, thách thức đối với phát triển bền vững

TTH.VN - Đoàn công tác tỉnh Thừa Thiên Huế do ông Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn đã tham dự Hội nghị hợp tác giữa các địa phương Việt Nam với Cộng hòa Pháp lần thứ 11 được tổ chức tại thành phố Toulous (Pháp).

Ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và ông Jonathan Fedy, phụ trách hợp tác quốc tế và di sản của Hiệp hội các thành phố di sản và ấn tượng (SCRF) đồng chủ trì tại Hội thảo Hợp tác phi tập trung Việt Nam - Pháp lần thứ XI được tổ chức tại TP. Toulouse, Cộng hòa Pháp ngày 2/4.

Tại đây, ông Thọ đã có bài phát biểu Phát biểu tham luận chuyên đề “Văn hóa vật thể và phi vật thể, thách thức đối với phát triển bền vững” trước 120 đại biểu từ nhiều tỉnh thành của Việt Nam, một số thành phố thuộc vùng Nouvelle Aquitaine và một số hiệp hội của Pháp.

Ông Phan Ngọc Thọ phát biểu tại hội thảo

Ông Phan Ngọc Thọ nhấn mạnh: Di sản văn hóa là thành quả sáng tạo độc đáo của tự nhiên và cũng là sự kết tinh tài năng sáng tạo của con người được lưu giữ lại qua thời gian. Bởi vậy, di sản văn hóa là nền tảng kết nối giữa con người với tự nhiên, với quá khứ, làm tiền đề cho sự phát triển to lớn để phát triển xã hội cả về vật chất và tinh thần ở hiện tại và tương lai. Số liệu thống kê cho thấy, trên toàn thế giới đã có 1.092 di sản vật thể được công nhận (bao gồm 845 di sản văn hóa, 209 di sản thiên nhiên, và 38 di sản hỗn hợp văn hóa và thiên nhiên) và 508 di sản văn hóa Phi vật thể đại diện của nhân loại và di sản phi vật thể. Việc bảo vệ bền vững các di sản trong bối cảnh thế giới hiện nay đang phải đương đầu với rất nhiều khó khăn, thách thức. Bên cạnh xu hướng toàn cầu hóa tạo nên một thế giới phẳng đã đẩy nhanh tốc độ xóa sổ bản sắc văn hóa riêng của nhiều dân tộc, sắc tộc trên thế giới. Khai thác di sản quá mức, hay việc phát triển mạnh mẽ, ồ ạt không kiểm soát của ngành du lịch cũng tạo ra nguy cơ làm ô nhiễm môi trường, phá vỡ hệ thống hạ tầng và cảnh quan của các khu di sản… Bên cạnh đó, sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức bảo vệ di sản, thiếu đầu tư về nguồn lực và con người… cũng tạo ra nguy cơ làm phá hủy từng phần hoặc xóa sổ các di sản, đặc biệt là các di sản văn hóa phi vật thể. Đó là những nguy cơ rất lớn mà tất cả các quốc gia, dân tộc trên thế giới đang phải đối mặt.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên Huế - Phan Ngọc Thọ đến thăm gian quảng bá xúc tiến đầu tư và du lịch của tỉnh tại hội nghị

Thuộc Đông Nam Á, nằm trải dài ven bờ Thái Bình Dương, Việt Nam có phong cảnh thiên nhiên đa dạng, tươi đẹp, có lịch sử văn hiến lâu đời. Vì vậy, các di sản văn hóa và tự nhiên của Việt Nam vô cùng phong phú. Đến nay, Việt Nam đã có 12 di sản phi vật thể, 8 di sản vật thể, 7 di sản Ký ức được UNESCO công nhận. Thừa Thiên Huế một vùng đất nằm ở miền Trung của đất nước, trải qua nhiều thế kỷ phát triển, Thừa Thiên Huế trở thành địa bàn giao thoa giữa hai nền văn hóa lớn của phương Đông với nền văn hóa của các cư dân bản địa, là vùng đất của truyền thống lịch sử, văn hóa độc đáo, đa dạng và phong phú, góp phần làm nên bản sắc văn hóa Việt Nam.

Ông Thọ chia sẻ: Với 7 di sản được UNESCO công nhận (bao gồm cả di sản Vật thể, Phi vật thể và di sản Tư liệu). Di sản đã và đang thực sự trở thành động lực cho sự phát triển kinh tế, văn hóa xã hội của tỉnh. Với phương châm phát triển theo hướng “Di sản, văn hóa, cảnh quan, thân thiện với môi trường”, xây dựng và khẳng định TP. Huế xứng đáng là Thành phố văn hóa của ASEAN, thành phố Đô thị di sản, Thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam… 

Kết luận tại hội thảo, ông Phan Ngọc Thọ và ông Jonathan Fedy đã đánh giá chung về kết quả hội thảo và nhấn mạnh thêm một số điểm:

Vấn đề bảo tồn bền vững các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể hiện nay đang đứng trước những nguy cơ, thách thức rất to lớn và mang tính toàn cầu. Đó là chiến tranh, xung đột tôn giáo và sắc tộc, vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu… Vấn đề đang đặt ra cấp thiết hiện nay là cần khẩn trương kiểm kê, đánh giá các di sản, dự báo tiềm năng khai thác, phát huy di sản của các địa phương để hoạch định cho đường lối phát triển. Điều quan trọng nữa là phải giáo dục di sản cho cộng đồng, đặc biệt là đối với giới trẻ, phải đưa giáo dục di sản vào trường học.

Tại Việt Nam, điều đáng mừng là nhận thức của chính quyền các địa phương và của cả cộng đồng đã có những thay đổi theo chiều hướng tích cực. Tại diễn đàn này, một số kinh nghiệm quý và sáng kiến trong việc bảo tồn bền vững di sản, khai thác hiệu quả di sản để phát triển du lịch dịch vụ đã được trình bày, tiêu biểu như cố đô Huế, Lào Cai, Hà Nội, Bà Rịa- Vũng Tàu, Quảng Nam…

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm phiên bế mạc hội thảo

Việc hợp tác, liên kết để hỗ trợ nhau trong việc bảo tồn và phát huy hiệu quả di sản giữa một số địa phương của Cộng hòa Pháp và Việt Nam là hết sức ấn tượng. Vùng Nouvelle- Aquitaine thông qua vai trò của trường đại học La Rochelle đã có có sự hỗ trợ đào tạo và chuyển giao công nghệ rất hiệu quả cho cố đô Huế và Lào Cai; Thành phố Toulouse đã hợp tác và hỗ trợ tích cực cho Thành phố Hà Nội; Quỹ “Ngôi nhà Việt Nam” đã có sáng kiến hỗ trợ rất hay cho Bà Rịa- Vũng Tàu… Có thể khẳng định đó là những kinh nghiệm rất quý mà chúng ta sẽ vận dụng và tiếp tục phát huy trong giai đoạn tiếp theo.

Việt Nam và Cộng hòa Pháp là hai quốc gia có quan hệ lịch sử lâu đời, có nhiều điểm tương đồng về văn hóa, và có chung mối quan tâm đặc biệt về việc bảo vệ bền vững các di sản. "Những năm qua, chính phủ cũng như nhiều địa phương của Pháp đã có sự hợp tác, hỗ trợ tích cực và hiệu quả cho Việt Nam, đặc biệt là trên lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực và chuyển giao kỹ thuật, công nghệ bảo tồn, khai thác di sản, làm nền tảng cho sự phát triển bền vững. Chúng tôi rất trân trọng sự hợp tác và giúp đỡ quý báu này", kết luận nhấn mạnh.

Việt Nam hiện nay đặc biệt coi trọng vấn đề bảo tồn di sản, đồng thời cũng xem kho tàng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể hiện có chính là nguồn lực to lớn cho sự phát triển bền vững của đất nước. Bởi vậy, những kinh nghiệm và sáng kiến được tổng kết từ hội thảo này sẽ là một đóng góp rất có ý nghĩa cho việc hoạch định đường lối phát triển, trên phương diện quốc gia cũng như đối với các địa phương. 

Quỳnh Giang (Tổng hợp )

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Chính thức mở cửa Học viện WHO tại Pháp:
Hiện thực hóa tầm nhìn về sức khỏe toàn cầu

Hãng Thông tấn The Jakarta Post ngày 19/12 đưa tin, Học viện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại thành phố Lyon, Pháp vừa chính thức mở cửa. Học viện sẽ góp phần đào tạo lực lượng lao động y tế tốt hơn trên toàn thế giới, thông qua chương trình đào tạo trọn đời mạnh mẽ nhất từng được thiết kế trong lĩnh vực y tế công cộng.

Hiện thực hóa tầm nhìn về sức khỏe toàn cầu
Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế

Quyết định số 3979/QĐ-BVHTTDL ngày 10/12/2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận "Nghề làm bún Vân Cù" trong Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thuộc lĩnh vực Nghề thủ công truyền thống. Đây là tiền đề xây dựng hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể với tầm nhìn quốc gia và quốc tế về di sản văn hóa ẩm thực Bún Huế trong thời gian tới.

Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế
Return to top