ClockThứ Hai, 01/05/2017 14:36

Vì sao Bangkok cứ mãi kẹt xe?

Những ngày ở Bangkok (Thái Lan), điện thoại tôi liên tục nhận được tin nhắn cảnh báo kẹt xe. Một người bạn Thái nói vui với tôi rằng mỗi ngày Bangkok chỉ kẹt xe đúng một lần thôi và mỗi lần kéo dài cả ngày(!?).

Bangkok đối mặt với vỉa hè “trắng” thức ăn đường phốBangkok khổ sở trong "ác mộng" bì bõm

 

Vì sao Bangkok cứ mãi kẹt xe?
Cảnh kẹt xe ở Bangkok, Thái Lan - Ảnh: Reuters

“Việc cấp giấy phép lái xe rất dễ dàng nhưng việc tước giấy phép lái xe lại rất khó. Luật pháp đang bị hở ở chỗ này và người ta dễ dàng lách luật. Nhiều người chạy xe ngoài đường mà không có giấy phép gì cả. Tới khi bị bắt, họ cũng chỉ đóng phạt chừng vài trăm baht là xong.

TS Sumet Ongkittikul (Viện Nghiên cứu phát triển Thái Lan)

Là thủ đô, Bangkok được đầu tư rất lớn về cơ sở hạ tầng và giao thông vận tải. Có thể nói rất ít nơi nào trên thế giới có đầy đủ các loại hình giao thông công cộng như Bangkok, từ tàu điện ngầm, tàu điện trên cao, taxi, xe buýt trên cả đường bộ và đường sông.

Ấy vậy mà Bangkok vẫn cứ kẹt, kẹt vào bất cứ lúc nào trong ngày.

Đủ các loại hình 
giao thông công cộng

Đem thắc mắc này hỏi các bạn Thái Lan khác, rằng tại sao Bangkok cứ kẹt xe hoài vậy, tôi nhận được câu trả lời ngắn gọn: “Do thói quen cả thôi”.

Đầu tiên có lẽ phải kể đến xe buýt đường sông, loại hình giao thông vận tải rất ít nơi nào có được bởi còn phụ thuộc vào yếu tố địa lý. Trong lịch sử, giao thông đường sông đã từng là phương thức di chuyển chính của Bangkok - nơi có hệ thống sông ngòi chằng chịt.

Ngày nay, nó tiếp tục được phát triển, nâng cao chất lượng vừa phục vụ du lịch vừa giảm thiểu tình trạng tắc đường 
ở Bangkok.

Kế đến là hệ thống xe buýt. Sớm nhất là xe buýt được Hoàng gia Thái Lan trợ giá. Chất lượng của các xe này hiện nay dù đã xuống cấp nhiều, song vẫn luôn trong tình trạng quá tải do nhu cầu vẫn còn quá lớn.

Mới mẻ và hiện đại hơn thì có xe buýt nhanh (BRT) cũng mới được đưa vào sử dụng, hứa hẹn là sự thay thế tiện lợi và rẻ hơn tàu điện ngầm (MRT) và tàu điện trên cao (BTS).

Được đưa vào sử dụng từ năm 1999, đến nay hệ thống BTS tại Bangkok gồm 2 tuyến chính (Silom và Sukhumvit) là một trong những hệ thống giao thông công cộng chuyên chở lớn nhất. Tính đến cuối tháng 3-2017, trung bình mỗi ngày hệ thống này 
phải gồng mình chở hơn 690.000 lượt hành khách, với giá vé dao động từ 15-40 baht (khoảng 10.000-26.000 đồng VN).

Sinh sau đẻ muộn BTS là hệ thống MRT cũng với 2 tuyến chính. Tuy nhiên, so với BTS, MRT không phải là lựa chọn ưa thích của người dân Thái Lan.

Thói quen và sự dễ dãi

Phần lớn những người dân Thái Lan mà tôi hỏi đều cho biết họ ít khi sử dụng các phương tiện giao thông công cộng bởi họ nghĩ rằng nó rất bất tiện. Đây là vấn đề khiến Bangkok cứ mãi kẹt xe.

Lấy trường hợp như BRT, Bangkok có 5 tuyến BRT đang vận hành, trung bình mỗi ngày chuyên chở khoảng 15.000-25.000 lượt hành khách, thấp hơn mức dự đoán tối thiểu 35.000 lượt.

Các cuộc khảo sát và điều tra, phân tích của chính quyền đều cho thấy BRT sẽ là lựa chọn mới của người dân, có thể cắt giảm tới 10 tỉ baht mỗi năm chi phí về thời gian, chi phí vận hành...

Cũng giống như tại VN, BRT tại Thái Lan có các trạm dừng và làn đường riêng. Các cơ sở hạ tầng phụ trợ cho BRT rẻ và đơn giản hơn nhiều so với các loại hình khác, như BTS.

Để xây dựng một tuyến BRT dài 16,5km, người ta chỉ bỏ ra khoảng 2 tỉ baht và một năm để hoàn thành trong khi với chiều dài tương tự, BTS sẽ tiêu tốn ít nhất 25 tỉ baht.

Thế nhưng, bất chấp những 
lợi ích đó, BRT vẫn ế khách. Tại sao vậy?

Phần nhiều là do thói quen sử dụng của người dân Bangkok. Jasmin Pogoy Lawas, một học sinh trung học tại Bangkok, khi được hỏi cho biết: “Tôi thích đi ôtô hơn BRT hay các loại hình khác. Nó thoải mái hơn nhiều, với lại khu tôi ở cách xa các trạm xe buýt lắm”.

Giống như Jasmin, nhiều bạn trẻ Thái Lan ngày nay thích sử dụng ôtô hơn các phương tiện giao thông công cộng khác. Ngoài ra, người trẻ thích nghi rất nhanh các loại hình giao thông mới (Uber) hay xe cá nhân trong khi những người lớn tuổi, dù không thích xe buýt, cũng rất ít khi chọn các hình thức khác.

Ông Krissada Promvek, một người từng nhiều năm sống ở Bangkok, cho biết: “Ít người trẻ sử dụng xe buýt lắm, phần vì nó bất tiện về đường đi, phần khác vì chất lượng phục vụ không được tốt. Thường thì chỉ có khách du lịch muốn đi cho biết hoặc những người không có lựa chọn nào khác mới chọn xe buýt”.

Theo ông Promvek, sở dĩ Bangkok luôn kẹt xe như hiện nay là do chính sách của chính phủ từ năm 2011, cụ thể là chính sách “chiếc xe đầu tiên”. Nó tạo điều kiện cho tất cả những người thu nhập thấp, mới ra trường có thể sở hữu ôtô với giá cả phải chăng.

Kết quả là hàng trăm nghìn ôtô mới xuất hiện trên đường phố Bangkok và hơn 100.000 người mắc nợ các công ty ôtô, mất khả năng chi trả.

Một lý do khác là do việc lấy bằng lái xe ôtô ở Thái Lan quá dễ, nhiều nông dân ở các tỉnh lân cận, trong thời gian nông nhàn đã đổ về Bangkok làm tài xế taxi khiến tình trạng kẹt xe thêm trầm trọng.

Chính phủ Thái Lan đang nỗ lực giảm thiểu tình trạng kẹt xe và thay đổi thói quen sử dụng phương tiện giao thông của người dân. Tuy nhiên, xem ra sẽ còn mất một thời gian dài để tạo ra sự khác biệt khi sử dụng ôtô gần như đã là một phần trong cuộc sống của người Thái.

Siết việc cấp bằng lái xe

Một trong những nỗ lực hạn chế và cắt giảm số lượng xe cá nhân là siết chặt việc cấp bằng lái và tăng mức phạt nếu vi phạm.

Hồi đầu tháng 3, Chính phủ Thái Lan đã thông qua dự luật mới, trong đó bắt buộc người xin cấp giấy phép lái xe ôtô phải hoàn thành học phần ít nhất 15 tiếng, với chi phí khoảng 6.000 baht (tương đương khoảng 5,5 triệu đồng VN).

Theo Tuoitre

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thái Lan cấm nhập khẩu phế liệu nhựa từ đầu năm 2025

Trong một nỗ lực nhằm ngăn ngừa các mối nguy hại đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng, Bộ Ngoại thương Thái Lan thông báo nước này sẽ cấm tất cả các hoạt động nhập khẩu phế liệu nhựa để sử dụng làm nguyên liệu thô trong các nhà máy công nghiệp kể từ ngày 1/1/2025.

Thái Lan cấm nhập khẩu phế liệu nhựa từ đầu năm 2025
New Zealand và Thái Lan lập lộ trình hướng tới quan hệ đối tác chiến lược

Trong khuôn khổ cuộc hội đàm giữa Ngoại trưởng New Zealand Winston Peters và người đồng cấp phía Thái Lan là Ngoại trưởng Maris Samgiampongsa vừa diễn ra tại Auckland (New Zealand), hai nước đã đặt ra mốc thời gian táo bạo rằng năm 2026 sẽ nâng cấp quan hệ song phương lên mốc “Quan hệ đối tác chiến lược”.

New Zealand và Thái Lan lập lộ trình hướng tới quan hệ đối tác chiến lược
Thái Lan dự kiến áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu từ tháng 1/2025

Reuters hôm nay (13/12) dẫn lời Bộ trưởng Tài chính Thái Lan Pichai Chunhavajira cho biết nước này dự kiến ​​sẽ áp dụng mức thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu là 15% đối với các công ty đa quốc gia bắt đầu từ tháng 1/2025. Theo đó, chính phủ Thái Lan sẽ khẩn trương ban hành luật về việc thu thuế, Bộ trưởng Chunhavajira nêu rõ.

Thái Lan dự kiến áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu từ tháng 1 2025
Thái Lan cảnh báo về 'Bệnh X' tại CHDC Congo

Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Bộ Y tế Thái Lan đã gửi cảnh báo tới tất cả các văn phòng của mình về một đợt bùng phát bệnh truyền nhiễm tại CHDC Congo vốn đã khiến hàng trăm người bị bệnh và ít nhất 79 người tử vong kể từ cuối tháng 10 đến nay.

Thái Lan cảnh báo về Bệnh X tại CHDC Congo
Return to top