ClockThứ Năm, 06/04/2017 14:47

Bangkok đối mặt với vỉa hè “trắng” thức ăn đường phố

Chính quyền Bangkok sắp có biện pháp cứng rắn đối với các hàng rong và quán ăn vỉa hè vốn được CNN ca ngợi là kinh đô ẩm thực đường phố thế giới.

Một số khu vực sẽ phải đóng cửa hoặc chuyển vào những khu tập trung mà người ta đặt cho nó cái tên mỹ miều hơn “Phố ẩm thực”.

bangkok doi mat voi via he trang thuc an duong pho hinh 1
Xe ẩm thực cản trở giao thông ở Bangkok.
 

Kinh doanh vỉa hè vốn là một nét đặc trưng của thành phố 10 triệu dân nhưng có tới 30 triệu khách du lịch tới mỗi năm này. Không ít trong số đó tới vì những món ăn đường phố nhưng giờ đây, những vị khách du lịch muốn ăn một xiên thị nướng hoặc một chai nước ép phải khó khăn hơn trong việc tìm kiếm chúng.

Kinh đô của ẩm thực đường phố có nguy cơ biến mất

Nói tới Bangkok, người ta sẽ nhớ ngay tới hai thứ đó là xe Tuk tuk và thức ăn đường phố. Hai nét không thể lẫn vào đâu với bất cứ thành phố nào trên thế giới. Xe Tuk tuk vẫn tồn tại, nó chạy khắp hang cùng ngõ hẻm của thủ đô nước Thái, nhưng người bạn đồng hành của nó, thức ăn đường phố thì sắp bị dẹp bỏ.

Như mọi ngày, Ton, một người bán nước hoa quả ép trên đường Sumkhuvit, một trong những con phố trung tâm ở Bangkok lại đẩy chiếc xe chở hàng của mình ra gần với trạm tàu điện trên cao Siam. Đây là khu vực mua sắm tấp nập nhất thành phố với hàng loạt các trung tâm thương mại sa hoa. Ngay cạnh đó, là những chiếc xe bán đồ ăn, mùi thịt nướng, mùi khói, mùi dầu mỡ… bốc lên khắp đường phố, trái ngược hoàn toàn với những mùi thơm nức ở trung tâm thương mại cách đó chỉ vài mét.

Những người bán hàng rong như Ton mỗi ngày thu về được khoảng 500 bạt (baht), tương đương 15 USD. Một số tiền khá lớn đối với những người tới từ vùng Đông Bắc như anh.

Ở vùng đất phía Đông Bắc Thái Lan, nơi mà người ta gọi chung với cái tên Isan, chủ yếu người dân theo ngành nông nghiệp, thì 15 USD thu nhập mỗi ngày là quá tuyệt vời, với nó, anh có thể cho con cái ăn học đàng hoàng và tất nhiên, anh chẳng muốn chúng phải đẩy xe hàng mỗi ngày như mình. Nhưng giờ đây, mọi thứ có thể thay đổi với gia đình anh.

 

<a title="Dân lao động, học sinh, sinh viên là &quot;khách quen" của="" những="" quán="" vỉa="" hè="" ở="" bangkok."="" class="swipebox" data-cke-saved-href="http://images.vov.vn/cr_w600/uploaded/vhxfmq1og7brwhdtzaag/2017_04_06/dan_lao_dong_hoc_sinh_sinh_vien_o_bangkok_thuong_dung_thuc_an_duong_pho_vov_vfjg.jpg" href="http://images.vov.vn/cr_w600/uploaded/vhxfmq1og7brwhdtzaag/2017_04_06/dan_lao_dong_hoc_sinh_sinh_vien_o_bangkok_thuong_dung_thuc_an_duong_pho_vov_vfjg.jpg" style="box-sizing: border-box; color: rgb(6, 69, 173); text-decoration: none; -webkit-transition: color 0.1s linear; transition: color 0.1s linear;">bangkok doi mat voi via he trang thuc an duong pho hinh 2
Dân lao động, học sinh, sinh viên là "khách quen" của những quán vỉa hè ở Bangkok.
 

“Chúng tôi bán hàng ở đây không phải nộp bất cứ một khoản phí nào cả, chúng tôi làm thức ăn rất sạch, anh thấy đấy, không ai gặp vấn đề gì cả, nhưng giờ thì thành phố muốn chúng tôi bán hàng ở những khu chợ đêm, chúng tôi phải đóng phí hoạt động và gặp nhiều sự cạnh tranh hơn, khách hàng cũng khó tới hơn, tôi rất lo lắng”, Ton nói.

Những suy nghĩ như của Ton nằm trong đại đa số những người bán hàng rong ở Bangkok hiện tại. Thành phố đã gia hạn chót với các quán ăn vỉa hè và hàng rong là họ phải giải tán xong trước ngày 17/4 tới, tức là sau dịp Lễ té nước Songkran truyền thống. Có lẽ chẳng ai muốn nghĩ tới Songkran nữa vì miếng cơm manh áo của họ có nguy cơ biến mất.

Những tranh cãi trái chiều

Một đường phố sạch đẹp thì tất nhiên ai cũng thích, nhưng thức ăn đường phố đã là thứ nằm trong cuộc sống hàng ngày của người dân Bangkok. Mỗi người dân của thành phố này bước ra đường là họ có thể ngay lập tức mua được đồ ăn, từ thịt nướng, gà rán, xôi… những bữa sáng còn nhanh hơn cả thức ăn nhanh, thứ vốn được bầy bán đầy rẫy trong các cửa hàng sang trọng.

Đối với tầng lớp lao động, học sinh, sinh viên ở Bangkok thì một xe chở hàng rong bán ở vỉa hè với cái giá đò ăn rất rẻ là quá thân thuộc đối với họ. Họ không muốn chúng phải biến mất.

Nathi, một sinh viên ngoại tỉnh lên Bangkok học cho biết: “Chúng tôi ăn thức ăn vỉa hè vào mỗi buổi sáng, thậm chí là cả buổi tối, chẳng làm sao cả, chúng rất sạch và đảm bảo, với một số tiền hạn chế thì đây là lựa chọn tốt nhất”.

Đúng là chúng rất rẻ, thật khó có thể tưởng tượng chỉ với 1 USD là bạn có thể ăn đủ thứ trên đường phố. Một miếng gà rán chỉ có giá 10 Baht, tương đương 6.500 VNĐ. Tương tự như thế là một chai nước ép hay một chiếc bánh tráng.

 

bangkok doi mat voi via he trang thuc an duong pho hinh 3
Các món ăn đường phố ở Bangkok rất hấp dẫn và có giá rất rẻ.
 

Giá rẻ như vậy nhưng không vì thế mà chúng mất vệ sinh. Người Thái vốn rất trung thực và không thích lừa dối.

Những hành vi làm ảnh hưởng tới an toàn thực phẩm đều bị lên án mạnh mẽ và việc làm nguy hại tới sức khoẻ người khác không nằm trong tâm trí họ. Điều này khiến phần đông khách du lịch tới đây cảm thấy thích thú và họ muốn một lần thưởng thức những món ăn đường phố ở nơi đây.

Thức ăn đường phố và kinh doanh vỉa hè thậm chí còn là thứ được quản bá nhiệt tình. Bộ Thể thao và Du lịch Thái Lan thậm chí còn đưa hình ảnh về thức ăn đường phố lên clip quảng bá chính thức của mình. 

Bên cạnh những danh lam thắng cảnh, những khách sạn sang trọng, những khu mua sắm rộng lớn thì thức ăn đường phố cũng là một yếu tố không thể thiếu để thu hút khách du lịch. Một năm, ngành du lịch nước này kiếm về cho xứ Chùa vàng hơn 100 tỷ USD và không ít trong số đó là nhờ ẩm thực đường phố. 

Tuy nhiên, những yếu tố này không làm thay đổi quan điểm của chính quyền Bangkok, nơi ông Thị trưởng Aswin Kwanmuang đang đứng đầu và ông này vốn là một người nổi tiếng có quan điểm cứng rắn.

Thậm chí ngay cả Thủ tướng đương nhiệm của Thái Lan Prayut Chan-ocha cũng rất đam mê với ẩm thực đường phố. Chính ông đã miêu tả ẩm thực đường phố là nét độc đáo và quyến rũ của Bangkok. Ông Prayut kêu gọi những người bán hàng hãy duy trì vấn đề vệ sinh thực phẩm và môi trường đồng thời hợp tác với chính quyền thành phố để đảm bảo trật tự.

Thực chất, những quán ăn vỉa hè ở Bangkok không phải là không chiếm diện tích đi lại của người dân, nhưng thực sự họ là những người có ý thức. Chẳng hạn, nếu bạn gặp ùn tắc giao thông ở khu vực này, những người bán hàng có thể sẵn sàng bỏ chiếc xe của mình để hướng dẫn giao thông. Họ cũng rất sẵn lòng vui vẻ nhường lối đi mỗi khi bạn cần và tất nhiên, những bao nilon lớn đựng rác luôn ở bên cạnh. 

Nhưng tất cả những điều đó cũng không đủ để họ có thể giữ lại kế sinh nhai của mình.

Đây không phải là lần đầu tiên Bangkok ra thời hạn để giải toả những khu vực nổi tiếng về thức ăn đường phố và tụ tập hàng rong. Trước đó, thành phố đã có mục tiêu giảm tắc nghẽn giao thông và lý do làm sạch vỉa hè nằm trong mục tiêu đó. Đã có tới 39 khu vực bị giải toả trắng và việc lấy giao thông làm lý do dẹp bỏ cũng là một phần trong các kế hoạch tranh cử của giới cầm quyền tại Bangkok.

Bếp trưởng Van của nhà hàng Pháp mang tên 4Garcons đã nói trên kênh CNN rằng, nếu bạn đi trên Soi Thong Lor hay Yaowarat, bạn không thể không dừng lại để thưởng thức một món ăn ở đó. Một chiếc bánh rán được xoay thuần thục bởi những người bán hàng đường phố hay một miếng gà rán giòn tan. Những người bán thức ăn đường phố ở Bangkok như những đầu bếp thực thụ trong nhà hàng, chỉ tiếc rằng không gian làm việc của họ quá khác nhau.

Quả thật, việc Bangkok quyết tâm dẹp hàng ăn đường phố đang làm cho thành phố này mất đi nét đặc trưng của nó. Tờ Bangkok Post cho rằng, sự cứng rắn ở đây là quá mức cần thiết, tờ báo này chỉ ra thêm, chính quyền Bangkok nên hợp tác hơn với những người kinh doanh. 

Có thể là những quy định mang tính pháp lý về vệ sinh, bố trí khu vực nấu ăn, chỗ ngồi sao cho không ảnh hưởng tới giao thông và những người đi bộ. Các thành phố khác trên thế giới đang làm rất tốt điều này. 

Tại sao chúng ta lại bỏ đi một nét văn hoá, hồn cốt của thành phố như vậy? Chính quyền nên thích ứng chứ không phải là những biện pháp mạnh tay để dẹp bỏ./.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đức chứng kiến số đơn xin tị nạn tăng 51% trong năm 2023

Theo dữ liệu chính thức vừa được công bố ngày 8/1, số đơn xin tị nạn ở Đức đã tăng khoảng một nửa trong năm ngoái, làm tăng thêm áp lực lên chính phủ về việc phải thực hiện đúng lời hứa giảm tình trạng di cư bất thường.

Đức chứng kiến số đơn xin tị nạn tăng 51 trong năm 2023
“Nghe mưa nơi này lại nhớ mưa quê”

“Huế đang mưa, mưa rất to”, tiếng bạn hòa trong tiếng mưa rơi bên ngoài cửa sổ. “Bên này Bangkok cũng đang mưa. Huế và Bangkok giống nhau hè!”, tôi đùa vui và cũng cho bạn xem mưa đang rơi trên đường phố Bangkok. Ấy là lúc tôi đang ngồi trú mưa dưới một tòa nhà lớn ở Phahon Yothin.

“Nghe mưa nơi này lại nhớ mưa quê”
Giữa nắng nóng, Đông Nam Á thêm nỗi lo thiếu điện nước

Ngày 26-4, báo Khmer Times dẫn dự báo từ Bộ Tài nguyên nước và khí tượng Campuchia cho biết nước này sẽ đón một vài cơn mưa nhưng thời tiết vẫn còn "rất nóng", một số nơi có thể ghi nhận nhiệt độ 38oC từ ngày 26-4 tới 2-5.

Giữa nắng nóng, Đông Nam Á thêm nỗi lo thiếu điện nước

TIN MỚI

Return to top