ClockChủ Nhật, 16/12/2018 07:06

Việt Nam – điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư

TTH.VN - Trong cuộc đua thu hút các công ty đang tìm kiếm thị trường thay thế giữa bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung leo thang, Việt Nam đang có những lợi thế rất lớn so với những đối thủ khác.

Bức tranh kinh tế Mỹ tiếp tục được tô thêm nhiều mảng sángMỹ-Trung bước vào 90 ngày tạm dừng các xung đột thương mạiG20 kỳ vọng tạo cơ hội giải quyết hàng loạt vấn đề quốc tế quan trọngASEAN phát triển vượt bậc trong năm 2018Tổng thống Mỹ kêu gọi không cắt giảm sản lượng khai thác dầu

Việt Nam là điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư giữa căng thẳng thương mại Mỹ - Trung. Ảnh: Bloomberg

Dựa trên các yếu tố về nhân khẩu học, tiền lương, chi phí điện, xếp hạng trong kinh doanh, hậu cần và sản xuất trong tổng đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, đánh giá của Natixis SA nhận định Việt Nam đang xếp hạng đầu tiên trong số 7 nền kinh tế mới nổi của châu Á là điểm đến sản xuất lý tưởng.

“Việt Nam hoàn toàn có thể chiếm một phần thị phần toàn cầu của Trung Quốc trong ngành sản xuất cần nhiều lao động. Đây có thể nói là một trong những lợi thế lớn nhất từ căng thẳng thương mại”, Trinh Nguyen – một nhà kinh tế cấp cao của Natixis SA ở HongKong nhận định.

Hiện Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đang điều hướng Việt Nam tận dụng tối đa tình hình hiện tại để khẳng định vị thế của một quốc gia mạnh về sản xuất và xuất khẩu, buôn bán tất cả các sản phẩm từ giày dép đến điện thoại thông minh. Kim ngạch thương mại Việt Nam thậm chí gấp 2 lần so với tổng sản phẩm quốc nội (GDP), nhiều hơn so với bất kỳ quốc gia nào ở châu Á, trừ Singapore.

Những yếu tố hợp phần tạo nên sức hấp dẫn của Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài bao gồm:

Chi phí thấp, lao động giá rẻ

Có thể nói tiền lương ở Việt Nam hiện đang thuộc hàng thấp nhất ở châu Á. Cụ thể, lao động sản xuất tại Việt Nam được trả mức lương trung bình 216USD/tháng, ít hơn một nửa so với những gì mà lao động cùng ngành nhận được khi làm việc tại Trung Quốc. Nhờ vào trợ cấp chính phủ, giá điện tại đây cũng rẻ hơn 7cent/kWh. Thêm vào đó, Việt Nam cũng là một trong số những quốc gia có lực lượng lao động lớn nhất Đông Nam Á, vào khoảng 57,5 triệu người. Con số này lớn hơn so với 15,4 triệu người ở Malaysia và 44,6 triệu người ở Philippines.

Lợi thế về thỏa thuận, đầu tư

Trong thời gian qua, Việt Nam tích cực theo đuổi các thỏa thuận thương mại tự do với Hàn Quốc và Liên minh châu Âu (EU), đồng thời cũng cùng 10 quốc gia khác ký kết Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) hồi tháng 3/2018 tại Chile.

Lãnh đạo Việt Nam cũng hoàn thành thỏa thuận thương mại với EU vào tháng 6, trong đó thống nhất xóa bỏ hầu hết các loại thuế. Trong khu vực Đông Nam Á, chỉ có Singapore thiết lập được thỏa thuận tương tự với EU.

Chính phủ Việt Nam cũng đang nỗ lực để tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư nước ngoài hoạt động kinh doanh dễ dàng hơn.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng đang tăng cao, nhà nước Việt Nam kỳ vọng trong năm nay, dự kiến nguồn vồn FDI được giải ngân có thể lên đến 18 tỷ USD.

Vị trí địa lý

Giáp Trung Quốc cũng là một lợi thế đối với Việt Nam. Một khi Trung Quốc cần nguồn nguyên liệu thô hoặc linh kiện từ Mỹ, nguồn hàng này có thể dễ dàng tiếp cận hơn thông qua Việt Nam. Hiện Việt Nam đang là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc ở Đông Nam Á, nhất là khi 2 nước đang đóng vai trò rất lớn trong chuỗi sản xuất của nhau.

Tính ổn định

Với dự đoán tăng trưởng vượt mức 7% trong năm 2018, Việt Nam tự hào là một trong những đất nước có đà phát triển kinh tế nhanh nhất thế giới. Cũng trong năm nay, so với các đơn vị tiền tệ khác trong khu vực như Rupee và Rupiah, giá trị đồng tiền Việt Nam tương đối ổn định.

Khẳng định về vấn đề này, Tony Foster-đối tác quản lý của công ty luật quốc tế Freshfields Bruckhaus Deringer cho hay: “Sự phát triển kinh tế vững mạnh và chính trị ổn định là những yếu tố rất quan trọng được nhiều nhà đầu tư quan tâm”.

Đan Lê (Lược dịch từ Bloomberg)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Danh sách đội tuyển Việt Nam chuẩn bị tham dự ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024

Ngày 18/11, huấn luyện viên trưởng Kim Sang Sik đã công bố danh sách 30 cầu thủ được triệu tập vào đội tuyển Việt Nam, chuẩn bị cho giải vô địch Đông Nam Á – ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024. Danh sách sẽ tiếp tục có sự bổ sung sau khi câu lạc bộ Thép Xanh Nam Định hoàn thành thi đấu tại vòng bảng AFC Champions League Two 2024/25.

Danh sách đội tuyển Việt Nam chuẩn bị tham dự ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024
Liên kết để tạo lợi thế cạnh tranh

Doanh nghiệp (DN) Huế đang và sẽ có nhiều cơ hội tận dụng lợi thế địa phương để phát triển. Tuy nhiên, DN cũng cần quan tâm tới việc nâng cao năng lực quản lý, chất lượng sản phẩm và hoạch định chiến lược phát triển theo hướng đổi mới sáng tạo để có được lợi thế cạnh tranh. Đó là chia sẻ của TS. Nguyễn Tấn Bình - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học Lãnh đạo và Quản trị DN LEADMAN. TS. Nguyễn Tấn Bình cho biết thêm:

Liên kết để tạo lợi thế cạnh tranh

TIN MỚI

Return to top