ClockThứ Năm, 06/12/2018 14:27

Bức tranh kinh tế Mỹ tiếp tục được tô thêm nhiều mảng sáng

Ngày 5/12, Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã công bố "Beige Book" về tình hình các khu vực kinh tế trọng điểm ở Mỹ, theo đó, tính đến cuối tháng 11, các hoạt động kinh tế tiếp tục được mở rộng trên khắp nước Mỹ, trong khi thị trường việc làm duy trì được đà cải thiện tích cực và lạm phát ghi nhận xu thế tăng.

Mỹ, Hàn Quốc mở cửa cuộc Đối thoại Kinh tế Cao cấp lần thứ 3Mỹ: GDP tăng trưởng 3,5% trong quý IIIMỹ dẫn đầu bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu của WEFIMF cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu vào năm 2018, 2019

Ảnh minh hoạ: Reuters 

Tại Washington, đa phần 12 khu vực kinh tế trọng điểm nằm trong "Beige Book" đều ghi nhận mức tăng trưởng “khiêm tốn” hoặc “vừa phải” trong những tuần trở lại đây. 

Các thị trường lao động tiếp tục có xu hướng "khát" nhân công ở hầu hết các lĩnh vực của ngành kinh tế.

Theo báo cáo mới nhất của Bộ Lao động Mỹ, đã có 250.000 việc làm được tạo ra trong tháng 10 vừa qua, cao hơn mức trung bình tháng những năm gần đây. Tỷ lệ thất nghiệp ở ngưỡng 3,7% - mức thấp nhất trong gần 50 năm trở lại đây.

Thu nhập của người lao động tăng 3,1% so với tháng 9/2017 và năm 2018 là năm ghi nhận tiền công tính theo giờ có mức tăng mạnh nhất kể từ năm 2009.

Nguyên nhân là do giới chủ cạnh tranh thu hút nguồn lao động tay nghề vốn đang khan hiếm. Tại hầu hết tại 12 vùng kinh tế trọng điểm ghi nhận xu thế chính là thu nhập tăng từ “khiêm tốn tới trung bình.”

Lạm phát cũng tăng ở mức độ “khiêm tốn” tại hầu hết các vùng, một số ít có mức tăng trung bình.

Tính đến tháng 10 vừa qua, chỉ số chi tiêu dùng cá nhân tăng 2% so với cùng kỳ năm trước. Đây là ngưỡng lạm phát mà Fed đánh giá là “lành mạnh” đối với nền kinh tế và cũng là mức lạm phát mục tiêu 2% mà cơ quan này đưa ra cho từng tháng, tính từ tháng 2 năm nay.

Báo cáo của Fed cũng chỉ rõ các biện pháp thuế của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gây ra tác động sâu rộng từ nhà sản xuất đến các nhà thầu và doanh nghiệp bán lẻ do chi phí sản xuất tăng.

Hoạt động nông nghiệp tại một số khu vực cũng chịu ảnh hưởng từ chính sách này của ông chủ Nhà Trắng.

Fed tại khu vực Cleveland cho hay giá kim loại tăng cao do thuế tăng tiếp tục là tác động tới các nhà sản xuất và công ty xây dựng, gây sức ép buộc nhiều doanh nghiệp tại một số khu vực tăng giá sản phẩm.

Trong khi đó, Fed tại Philadelphia nhận định trong Sáu tháng tới, các doanh nghiệp chế tạo vẫn duy trì việc tăng giá.

Những diễn biến trên đây có thể sẽ khiến các nhà hoạch định chính sách của Fed tiếp tục đi theo lộ trình về tăng lãi suất ngắn hạn sau cuộc họp của Ủy ban Thị trường mở liên bang (FOMC) về chính sách tiền tệ, dự kiến diễn ra từ ngày 18-19/12 tới.

Fed công bố "Beige Book" 8 lần/năm để cung cấp bức tranh toàn cảnh về kinh tế Mỹ theo từng thời điểm. Các báo cáo này được cập nhật số liệu hai tuần trước mỗi kỳ họp của FOMC.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ
Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

Ghi nhận trong 10 tháng đầu năm 2024, thương mại của Trung Quốc đạt được với các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chạm mốc cao kỷ lục, vượt 21 nghìn tỷ NDT (2,91 nghìn tỷ USD). Kết quả này đã nhấn mạnh sự hội nhập kinh tế sâu rộng và kết nối thương mại mạnh mẽ giữa các bên.

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024
Return to top