ClockThứ Năm, 03/05/2018 14:57
CÔNG BỐ CHỈ SỐ PMI NGÀNH SẢN XUẤT THÁNG 4:

“Việt Nam là điểm đáng chú ý nhất”

TTH - Báo cáo khảo sát mới nhất về Chỉ số Nhà quản trị Mua hàng (PMI) toàn phần lĩnh vực sản xuất được hãng nghiên cứu thị trường Markit Economics và Tập đoàn Nikkei công bố ngày 2/5 cung cấp dữ liệu tổng hợp về kết quả hoạt động của ngành sản xuất ở các quốc gia trong tháng 4 vừa qua, bao gồm khu vực châu Á. Trong đó, Việt Nam được đánh giá là điểm đáng chú ý nhất, với những nét nổi bật như: số lượng đơn đặt hàng mới tăng mạnh hơn khi xuất khẩu tăng ở mức đáng kể, sản lượng và việc làm cũng tăng với tốc độ nhanh hơn, và chi phí đầu vào tăng mạnh trong khi giá cả đầu ra chỉ tăng nhẹ.

Ngành sản xuất châu Á đón niềm vui đầu năm mớiIHS Markit: Ngành sản xuất Việt Nam bước vào năm 2018 với triển vọng tốtBức tranh đa chiềuChỉ số PMI Việt Nam dẫn đầu khu vực AseanTăng trưởng lĩnh vực sản xuất ở Việt Nam lấy lại được động lực

Tạo ấn tượng

Theo báo cáo, tăng trưởng sản xuất của Việt Nam mở rộng trong tháng 4, với sự gia tăng mạnh mẽ của sản lượng và các đơn đặt hàng mới, đặc biệt là sự tăng trưởng trong hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp.

Công nhân làm việc trong một nhà máy sản xuất giày tại thủ đô Hà Nội. Ảnh: Reuters

Chỉ số Nhà quản trị Mua hàng (PMI) toàn phần lĩnh vực sản xuất Việt Nam của Nikkei tăng lên 52,7 điểm trong tháng 4, từ mức 51,6 điểm trong tháng 3. Với sự gia tăng trong nhu cầu của khách hàng, sản xuất tăng với tốc độ nhanh hơn, tăng trưởng việc làm cũng duy trì trong 25 tháng liên tiếp. Đáng chú ý, chi phí đầu vào tiếp tục tăng mạnh hơn nhưng giá cả đầu ra chỉ tăng ở mức khiêm tốn.

Ông Andrew Harker, Phó Giám đốc tại IHS Markit, công ty thu thập kết quả khảo sát khẳng định: "Khả năng duy trì mức tăng số lượng đơn đặt hàng mới của các nhà sản xuất Việt Nam là điểm đáng chú ý nhất trong kỳ khảo sát PMI mới nhất, với số lượng đơn đặt hàng mới tăng đặc biệt mạnh trong tháng 4. Việc định giá bán cạnh tranh được xem là một động lực chính cho thành công của các doanh nghiệp, trong bối cảnh giá cả đầu ra chỉ tăng nhẹ dù chi phí tăng mạnh. Do đó các công ty dường như sẵn sàng chấp nhận giảm biên lợi nhuận để duy trì mức tăng của số lượng đơn đặt hàng mới".

Cùng chung xu hướng tăng này là các quốc gia trong khu vực như Indonesia, Nhật Bản, Philippines...

Chỉ số PMI toàn phần lĩnh vực sản xuất Indonesia của Nikkei tăng lên 51,6 điểm trong tháng 4, từ mức 50,7 điểm trong tháng trước đó, cho thấy sự cải thiện mạnh nhất trong các điều kiện sản xuất kể từ tháng 6/2016. Sự gia tăng này cũng phản ánh sự tăng trưởng mạnh nhất của sản lượng và các đơn hàng mới từ tháng 7/2014 và tháng 6/2016.

Bình luận về dữ liệu khảo sát PMI ngành sản xuất Indonesia, nhà kinh tế học Aashna Dodhia của IHS Markit cho biết: “Dữ liệu PMI cho thấy những điều kiện nhu cầu mạnh hơn giúp chuyển ngành sản xuất của Indonesia sang một quỹ đạo tăng trưởng cao hơn".

Bên cạnh đó, chỉ số này của Nhật Bản cũng tăng lên 52,5 điểm trong tháng 4, từ mức 50,9 điểm của tháng 3. Ông Joe Hayes, nhà kinh tế học tại IHS Markit nhận định: “Sự tăng trưởng nhanh nhất trong hoạt động kinh doanh trong vòng 6 tháng được hỗ trợ bởi việc tiếp tục mở rộng việc làm hàng tháng và cải thiện vững chắc về nhu cầu".

Lĩnh vực sản xuất của Philippines tiếp tục ghi nhận mức tăng trong tháng 4, khi các đơn đặt hàng tăng từ cả thị trường trong và ngoài nước. Chỉ số PMI toàn phần lĩnh vực sản xuất của Philippines tăng từ 51,5 điểm trong tháng 3 lên 52,7 điểm trong tháng 4, mức cao nhất tính đến thời điểm này trong năm 2018. Chuyên gia kinh tế Bernard Aw của IHS Markit cho hay: “Sự mở rộng sản xuất trong quý I bị ảnh hưởng bởi việc triển khai thuế tiêu thụ đặc biệt mới hồi tháng 1, nhưng dữ liệu của tháng 4 cho thấy nhu cầu được điều chỉnh theo các mức cao hơn”.

Xu hướng ngược lại

Tuy nhiên, Chỉ số PMI toàn phần lĩnh vực sản xuất của một số quốc gia khác trong khu vực lại đối mặt với mức giảm, thậm chí liên tiếp trong nhiều tháng.

Ngành sản xuất của Hàn Quốc tiếp tục thu hẹp trong cùng kỳ, khi các đơn đặt hàng từ khách hàng trong ngoài nước đều chứng kiến mức sụt giảm. Chỉ số PMI của Hàn Quốc giảm xuống 48,4 điểm trong tháng 4 từ 49,1 điểm trong tháng 3. Cuộc khảo sát cũng cho thấy doanh số bán hàng ra nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc và Nhật Bản sụt giảm.

Hoạt động sản xuất ở Thái Lan vẫn bị tác động bởi doanh số bán hàng thấp hơn và việc làm mất đi, nhưng niềm tin kinh doanh được cải thiện. Chỉ số PMI của Thái Lan mặc dù tăng nhẹ lên 49,5 điểm trong tháng 4, so với mức 49,1 điểm trong tháng 3, con số này vẫn đánh dấu sự suy giảm trong tháng thứ 2 liên tiếp. Được biết, chỉ số PMI vượt mức 50 điểm đồng nghĩa với sự mở rộng sản xuất, trong khi mức dưới 50 cho thấy sự co hẹp của ngành sản xuất.

"Trong khi khối lượng sản xuất ổn định rộng rãi, doanh số bán hàng yếu, việc làm giảm và hàng tồn kho giảm vẫn tiếp tục đạt gánh nặng lên chỉ số PMI. Sự khởi đầu yếu kém trong quý II thúc đẩy Ngân hàng Thái Lan duy trì chính sách tiền tệ thích ứng trong thời gian tới; trong bối cảnh có những suy đoán rằng, ngân hàng trung ương nước này có thể bắt đầu cân nhắc thắt chặt lãi suất sau quyết định được nhất trí tại cuộc họp chính sách gần đây”, ông Bernard Aw nói thêm.

Chỉ số PMI của Malaysia ghi nhận mức sụt giảm trong tháng thứ 3 liên tiếp hồi tháng 4, giảm xuống còn 48,6 điểm từ mức 49,5 điểm trong tháng 3. Sự sụt giảm của các đơn đặt hàng mới được cho là nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm tổng thể. Aashna Dodhia, nhà kinh tế học tại IHS Markit nhấn mạnh: “Sức khỏe của nền kinh tế sản xuất suy giảm ở tốc độ mạnh nhất kể từ tháng 10/2017 trong tháng 4 vừa qua, phản ánh nhu cầu không rõ ràng từ các thị trường trong nước và quốc tế”.

LÊ THẢO

(Tổng hợp và lược dịch từ Nikkei & Markit Economics)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp

Tại huyện A Lưới, công nghệ cao đang được đưa vào áp dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là ở các mô hình chăn nuôi và trồng trọt, đem lại nhiều tín hiệu tích cực cho nền kinh tế địa phương.

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp
Danh sách đội tuyển Việt Nam chuẩn bị tham dự ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024

Ngày 18/11, huấn luyện viên trưởng Kim Sang Sik đã công bố danh sách 30 cầu thủ được triệu tập vào đội tuyển Việt Nam, chuẩn bị cho giải vô địch Đông Nam Á – ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024. Danh sách sẽ tiếp tục có sự bổ sung sau khi câu lạc bộ Thép Xanh Nam Định hoàn thành thi đấu tại vòng bảng AFC Champions League Two 2024/25.

Danh sách đội tuyển Việt Nam chuẩn bị tham dự ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024
Thi đua sản xuất giỏi

Trên địa bàn tỉnh hiện có 60 Câu lạc bộ (CLB) Nông dân sản xuất, kinh doanh (SXKD), với tổng số khoảng 700 thành viên. Các CLB được thành lập đã góp phần tạo không khí thi đua sôi nổi, thúc đẩy sản xuất, giúp hội viên, nông dân (HVND) vươn lên làm giàu, giảm nghèo bền vững.

Thi đua sản xuất giỏi
Return to top