ClockThứ Hai, 25/03/2019 20:10

Việt Nam – một trong ba nền kinh tế bùng nổ ấn tượng nhất châu Á

TTH - Bài viết vừa được đăng tải trên trang Invest Asian cho rằng, bất chấp những tác động từ tình trạng dân số già ở Nhật Bản và cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, châu Á vẫn là nơi có nhiều nền kinh tế mới nổi hứa hẹn nhất thế giới. Vấn đề chỉ là tìm đúng chỗ.

Việt Nam lọt Top điểm đến du lịch hàng đầu châu Á 2018

Việt Nam được đánh giá là một trong ba nền kinh tế bùng nổ ấn tượng nhất châu Á. Ảnh: Invest Asian

Theo Invest Asian, các công ty đa quốc gia hiện đã chuyển sự chú ý sang Đông Nam Á nhờ nền kinh tế đang bùng nổ trên khắp khu vực. Trong đó, ba nền kinh tế “đặc biệt ấn tượng” được nói đến là Việt Nam, Philippines và Campuchia. Các quốc gia này đã vượt qua nhiều thách thức để trở thành những nền kinh tế mới nổi tốt nhất trong khu vực, và cả trên thế giới.

Biểu đồ phân tích về tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm của Việt Nam so với mức trung bình của thế giới kể từ năm 1989 được Invest Asian đề cập đến cho thấy, quốc gia này gần như “hoàn toàn miễn dịch” với các tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu. Thống kê ấn tượng này là minh chứng cho sự tăng trưởng bùng nổ của Việt Nam trong vài thập kỷ qua. Trung bình, nền kinh tế nước này tăng trưởng ổn định với tốc độ hơn 6%/năm.

Một trong những lý do chính cho điều này là xu hướng nhân khẩu học của Việt Nam. Trong khi các quốc gia như Thái Lan đang chuẩn bị đối mặt với việc giảm dân số thì dân số Việt Nam dự kiến ​​sẽ tăng gần 20 triệu vào năm 2040. Các nhà phân tích cho rằng, dân số ngày càng tăng là yếu tố hỗ trợ mạnh mẽ cho ngành sản xuất của Việt Nam. Việt Nam đang nhanh chóng trở thành một trong những nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới, và các công ty như Nike và Samsung cũng đã xây dựng các trung tâm sản xuất lớn tại đây để tận dụng nguồn lao động chi phí thấp.

Theo Invest Asian, Việt Nam nên tiếp tục mở rộng lĩnh vực sản xuất trong những năm tới. Trong bối cảnh Chính phủ Việt Nam nỗ lực tạo điều kiện để giúp các công ty nước ngoài và trong nước phát triển dễ dàng hơn, Việt Nam nhờ đó đang trở thành một trung tâm công nghiệp hấp dẫn hơn so với các nước láng giềng.

Ngoài sự tăng trưởng dân số và lĩnh vực sản xuất phát triển mạnh mẽ, Việt Nam còn thu hút đầu tư từ việc thành lập 2 thị trường chứng khoán - Sở giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, với hơn 800 công ty được niêm yết.

Ngoài Việt Nam, Invest Asian cũng đánh giá cao Philippines và Campuchia. Philippines có lợi thế ở chỗ, dân số nước này không chỉ đông đảo và liên tục tăng mà còn bao gồm những người nói tiếng Anh được giáo dục tốt. Lực lượng lao động lành nghề khổng lồ và có chi phí thấp đã thu hút sự chú ý của các công ty công nghệ lớn, vốn đã quan tâm đến Philippines như một sự thay thế cho Ấn Độ. Google và Microsoft đã tìm đường đến quốc đảo này để đầu tư và nhiều công ty khác cũng đang làm theo.

Trong khi đó, cũng với lợi thế về nhân khẩu học, Campuchia được cho là đã vươn lên từ đống tro tàn để trở thành một trong những nền kinh tế mới nổi đầy triển vọng nhất Đông Nam Á. Đất nước này cũng đang đô thị hóa với tốc độ đáng chú ý, là tín hiệu tốt cho triển vọng kinh tế trong tương lai.

Tố Quyên

(Lược dịch từ Invest Asian)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số

Đó là chủ đề của hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế, do Trường cao đẳng Huế phối hợp với Trường đại học Quốc gia Malang (Indonesia), Đại học Hyderabad (Ấn Độ), Đại học Mahasarakham (Thái Lan), Viện Nhân học Văn hoá (Hà Nội) và Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Đông Bắc (Thái Lan) tổ chức.

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số
Châu Á - Thái Bình Dương: Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu

Các chính phủ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần đầu tư vào giáo dục và đào tạo để phát triển toàn diện kiến thức về khí hậu và những kỹ năng xanh cần thiết cho các nền kinh tế carbon thấp, theo Sổ tay Biến đổi khí hậu và giáo dục vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố.

Châu Á - Thái Bình Dương Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu
Danh sách đội tuyển Việt Nam chuẩn bị tham dự ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024

Ngày 18/11, huấn luyện viên trưởng Kim Sang Sik đã công bố danh sách 30 cầu thủ được triệu tập vào đội tuyển Việt Nam, chuẩn bị cho giải vô địch Đông Nam Á – ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024. Danh sách sẽ tiếp tục có sự bổ sung sau khi câu lạc bộ Thép Xanh Nam Định hoàn thành thi đấu tại vòng bảng AFC Champions League Two 2024/25.

Danh sách đội tuyển Việt Nam chuẩn bị tham dự ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024
Return to top