ClockThứ Tư, 23/05/2018 14:40

Việt Nam xếp thứ 7 danh sách các quốc gia yên bình nhất châu Á

TTH.VN - Tờ ANN ngày 23/5 trích dẫn báo cáo mới nhất của Dự án Tư pháp Thế giới (WJR) cho hay, Việt Nam xếp thứ 7 trong danh sách các quốc gia yên bình nhất châu Á, trong khi Singapore được xếp hạng là quốc gia yên bình nhất thế giới.

Xếp hạng những thành phố ít căng thẳng và căng thẳng nhất châu ÁChâu Á thống trị bảng xếp hạng các thành phố đắt đỏ nhất thế giớiSingapore là thành phố châu Á tốt nhất dành cho người nước ngoàiHọc sinh châu Á tiếp tục dẫn đầu thế giới về Toán và Khoa họcLào xếp thứ 110 trong bảng xếp hạng các quốc gia hạnh phúc nhất của LHQViệt Nam tăng hạng chống tham nhũngSingapore dẫn đầu bảng xếp hạng thành phố thông minh toàn cầu

Việt Nam đứng vị trí thứ 7 trong bảng xếp hạng các quốc gia yên bình nhất châu Á. Ảnh: Internet/Balloonhalongbay

Báo cáo được đánh giá dựa trên nhận thức của người dân các quốc gia về tình hình trật tự và an ninh liên quan đến tỷ lệ tội phạm phổ biến, bao gồm giết người, bắt cóc, trộm cướp và tống tiền, cũng như nhận thức chung của người dân về an toàn trong cộng đồng của họ…

Theo khảo sát này, người dân Singapore cảm thấy an toàn và cảm nhận đất nước có trật tự và hòa bình nhất, so với các quốc gia trong khu vực. Ở khu vực châu Á, xếp ngay sau Singapore là Nhật Bản (xếp hạng thứ 8 trên toàn thế giới). Việt Nam được xếp thứ 42 trên toàn cầu và thứ 7 trong khu vực.

Hàn Quốc (xếp hạng 22 trên thế giới) được xếp thứ 3 ở châu Á. Trong khi Trung Quốc (28 trên thế giới) đứng thứ 4 của khu vực, tiếp theo là Mông Cổ, Malaysia và Indonesia lần lượt là 39, 41 và 49 trên thế giới.

Nepal (57 trên thế giới) được xếp hạng trước các quốc gia láng giềng Nam Á. Trong khi đó, người dân ở Sri Lanka (xếp hạng 59 trên thế giới) cho rằng, quốc gia này dễ bị tổn thương trước những căng thẳng sắc tộc, cũng như khủng hoảng xã hội. Tiếp theo là Myanmar (thứ 64 toàn cầu), Thái Lan (thứ 69 toàn cầu) và Campuchia (thứ 81 toàn cầu).

Đáng chú ý, Ấn Độ được xếp hạng thứ 98 trên toàn cầu. Tiếp theo là Bangladesh (102) và Philippines (107). Ở vị trí thứ 113, vị trí thấp nhất trong danh sách là Pakistan, khi được xếp hạng là quốc gia không an toàn nhất trên thế giới.

Thanh Ngân (Lược dịch từ DataLEADS & ANN)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số

Đó là chủ đề của hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế, do Trường cao đẳng Huế phối hợp với Trường đại học Quốc gia Malang (Indonesia), Đại học Hyderabad (Ấn Độ), Đại học Mahasarakham (Thái Lan), Viện Nhân học Văn hoá (Hà Nội) và Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Đông Bắc (Thái Lan) tổ chức.

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số
Châu Á - Thái Bình Dương: Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu

Các chính phủ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần đầu tư vào giáo dục và đào tạo để phát triển toàn diện kiến thức về khí hậu và những kỹ năng xanh cần thiết cho các nền kinh tế carbon thấp, theo Sổ tay Biến đổi khí hậu và giáo dục vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố.

Châu Á - Thái Bình Dương Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu
Vườn Quốc gia Bạch Mã: Nỗ lực ngăn chặn nạn bẫy thú rừng

Vườn Quốc gia (VQG) Bạch Mã có diện tích tự nhiên hơn 37.423 héc ta, thuộc địa giới hành chính 15 xã, thị trấn của 3 huyện Phú Lộc, Nam Đông (Thừa Thiên Huế) và Đông Giang (Quảng Nam). Thời gian qua, lực lượng kiểm lâm VQG Bạch Mã cùng các đơn vị đã tích cực phối hợp tuần tra, bảo vệ rừng. Nhờ đó đã kịp thời phát hiện, ngăn chặn nhiều vụ săn bắt, bẫy động vật rừng trái phép tại VQG này.

Vườn Quốc gia Bạch Mã Nỗ lực ngăn chặn nạn bẫy thú rừng
Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

Trong một phân tích của Morgan Stanley, các thị trường mới nổi như Ấn Độ đang trên đà thúc đẩy tăng trưởng của châu Á, khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc dần suy giảm. Đáng chú ý, Ấn Độ cùng với các nền kinh tế Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines và Malaysia được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng của khu vực.

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai
Return to top