ClockThứ Hai, 11/09/2017 09:02

Vụ tấn công 11/9 và cuộc chiến chống khủng bố 16 năm của Mỹ

Dù đạt được một số bước tiến quan trọng song cuộc chiến vẫn bị đánh giá chưa đạt hiệu quả tương xứng so với những gì Mỹ đã bỏ ra.

Mỹ công bố hình ảnh điều tra hiếm trong vụ tấn công 11/9Ký ức đau buồn 15 năm vụ khủng bố 11/915 năm sau thảm kịch 11/9 - Nước Mỹ có trở nên an toàn hơn?Mỹ mắc kẹt trong cuộc chiến chống khủng bố 15 năm sau vụ 11/9

Hôm nay (11/9) tròn 16 năm sau vụ tấn công khủng bố 11/9 tại Mỹ và cũng là 16 năm nước này phát động cuộc chiến chống khủng bố trên phạm vi toàn cầu.

Dù đã đạt được một số bước tiến quan trọng song cuộc chiến vẫn bị đánh giá là chưa đạt hiệu quả tương xứng so với những gì mà Mỹ đã bỏ ra, cả về con người và tài chính.

Một thực tế cần phải thừa nhận là nỗi ám ảnh về khủng bố vẫn tồn tại, thậm chí ngay trong lòng nước Mỹ và thời gian cho dấu chấm hết của chủ nghĩa khủng bố vẫn là câu hỏi chưa có lời giải đáp.

Vụ tấn công ngày 11/9/2001 vào một góc Lầu Năm Góc. Ảnh tư liệu của FBI
Từ năm 2001 đến nay, 16 năm đã trôi qua, cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ và các đồng minh đã gây ra những tiêu hao đáng kể, cả về người và của, tuy nhiên kết quả mà nó mang lại không tương xứng. Dù đạt được một số kết quả quan trọng song cuộc chiến này đã bộc lộ nhiều sai lầm, bất cập và khó có hồi kết.

Theo giới phân tích quốc tế, sau 16 năm với 3 đời Tổng thống cùng với những chiến lược khác nhau, Mỹ đã giành thắng lợi “thần tốc” trong hai cuộc chiến tranh ở Afghanistan vào năm 2001 và ở Iraq vào năm 2003, song lại bị “sa lầy” tại hai chiến trường này trong hơn một thập kỷ qua.

Tính đến nay, đã có hơn 2.400 binh sỹ Mỹ đã tử nạn khi tham chiến tại Afghanistan. Ngoài số binh sỹ Mỹ và nước ngoài, tổng số người thiệt mạng trong cuộc chiến tại Afghanistan có thể lên tới gần 100.000 người bao gồm cả binh lính và người dân địa phương.

Cuộc chiến chống khủng bố trong 16 năm qua còn để lại cho nước Mỹ những hệ lụy nhiều mặt về kinh tế, chính trị và đối ngoại. Riêng về kinh tế, theo thống kê mới nhất, Mỹ đã phải chi cho cuộc chiến chống khủng bố hàng chục nghìn tỷ USD. Trong đó, riêng trong cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan, Mỹ đã tiêu tốn khoảng 6.000 tỷ USD.

Cuộc chiến do Mỹ tiến hành tại Afghanistan đã trải qua gần 16 năm và xung đột vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt. Theo nhận định của các quan chức trong chính quyền Mỹ mới đây, cuộc chiến tại Afghanistan đã rơi vào bế tắc khi lực lượng an ninh nước này vẫn đang phải chật vật chống lại phiến quân Taliban và tổ chức Nhà nước Hồi giáo IS tự xưng, bất chấp có được sự hỗ trợ từ Mỹ và tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Tháng trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố chiến lược mới tại quốc gia châu Á này mà điển hình nhất là việc triển khai thêm binh sĩ quân đội tới đây. Tuy nhiên, phía Nga cho rằng, chiến lược mới của Mỹ sẽ khiến cho tình hình Afghanistan càng thêm bế tắc.

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết: “Bộ Ngoại giao Nga đã lên tiếng và bày tỏ lấy làm tiếc về chiến lược mới của Mỹ tại Afghanistan mà Mỹ tuyên bố là muốn đạt được sự hòa giải bằng việc sử dụng các lực lượng. Chúng tôi tin rằng hướng đi này là  không có triển vọng”

Dư luận cho rằng, để việc chống khủng bố hiệu quả, Mỹ cần phải tiến hành giải pháp đồng bộ với sự hợp tác của cả cộng đồng quốc tế, nhất là giải quyết tận gốc sự đói nghèo, bất công, bất bình đẳng.

Chủ nghĩa khủng bố sinh ra từ sự thù hận, tư tưởng cực đoan mà nguồn gốc chính là sự bất công, phân cực trên thế giới. Chính vì vậy, cần có những giải pháp bền vững hơn và cách tiếp cận mới về chống chủ nghĩa khủng bố. Nếu không, cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ sẽ có thể trở thành cuộc chiến không có hồi kết./.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên

Hai công ty năng lượng Westinghouse Electric và CORE POWER vừa công bố thỏa thuận hợp tác phát triển nhà máy điện hạt nhân nổi (FNPP), đánh dấu bước tiến mới của Mỹ trong lĩnh vực đang được Nga và Trung Quốc dẫn đầu.

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên
Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ
Return to top