ClockThứ Ba, 11/09/2018 19:29

WEF: Thanh niên ASEAN lạc quan về tác động của công nghệ đối với việc làm

TTH - Thanh niên Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) rất lạc quan về tác động của công nghệ đối với triển vọng việc làm và thu nhập, theo kết quả một cuộc khảo sát do Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) công bố ngày 11/9.

WEF ASEAN 2018: Nhiều vấn đề cần giải quyếtWEF kêu gọi thế giới sẵn sàng ứng phó với dịch bệnh lây nhiễmWEF: Lo ngại về bất bình đẳng thu nhập và thiếu hụt niềm tin

Mức độ lạc quan về tác động của công nghệ đối với tương lai việc làm thay đổi ở mỗi quốc gia. Ảnh: Wikimedia Commons

Cụ thể, khoảng 52% thế hệ dưới 35 tuổi trong khu vực này tin rằng, công nghệ sẽ làm tăng số lượng việc làm; trong khi 67% nhận định, công nghệ sẽ tăng khả năng kiếm được thu nhập cao hơn.

Cuộc khảo sát thu thập kết quả từ 64.000 công dân ASEAN. Đa số người được hỏi đến từ 6 quốc gia gồm: Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam, Singapore và Philippines.

Mức độ lạc quan về tác động của công nghệ đối với tương lai của việc làm khác nhau theo từng quốc gia. Thanh niên Singapore và Thái Lan ít lạc quan hơn, trong khi giới trẻ Indonesia và Philippines lạc quan hơn nhiều. Ở Singapore, chỉ có 31% tin rằng, công nghệ sẽ tăng số lượng việc làm, so với 60% ở Philippines.

“Những công nghệ của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ đem đến sự gián đoạn đáng kể cho thị trường việc làm. Chưa ai biết được tác động của những công nghệ này lên công ăn việc làm và tiền lương. Trên toàn cầu, có lo ngại rằng, sự thay đổi công nghệ có thể làm tăng sự bất bình đẳng và thất nghiệp. Tuy nhiên ở ASEAN, ý kiến dường như lạc quan hơn nhiều”, ông Justin Wood, Giám đốc khu vực châu Á-Thái Bình Dương của WEF cho hay.

Ngoài ra, cuộc khảo sát cũng chỉ ra, trên khắp ASEAN, thanh niên dành trung bình 6 giờ 4 phút trực tuyến mỗi ngày, với 61% thời gian dành cho giải trí và 39% cho hoạt động công việc.

Trong số các quốc gia được khảo sát, thanh niên Thái Lan dành nhiều thời gian trực tuyến nhất, trung bình 7 giờ 6 phút. Thanh niên Việt Nam dành ít thời gian trực tuyến nhất, trung bình 5 giờ 10 phút.

LÊ THẢO

(Lược dịch từ WEF & Devdiscourse)

ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

PMI:
Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng

Tổ chức S&P Global ngày hôm nay (4/11) công bố Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) toàn phần ngành sản xuất Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Trong đó, ngành sản xuất ASEAN vào tháng 10/2024 đã ghi nhận sự cải thiện bền vững, mặc dù một lần nữa chỉ là mức cải thiện nhẹ.

Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng
Kinh tế thế giới đi lên từ suy thoái đến phục hồi

Suy thoái kinh tế được nhận định là một thách thức to lớn và thường xuyên xảy ra trong suốt chiều dài lịch sử. Từ cuộc đại suy thoái đến đại dịch COVID-19 gần đây, các quốc gia đã phải đối mặt với những giai đoạn khó khăn khi định hình lại các cấu trúc và đòi hỏi phải can thiệp chính sách chiến lược.

Kinh tế thế giới đi lên từ suy thoái đến phục hồi
Đông Á - Thái Bình Dương trước những thay đổi kinh tế mới:
Vai trò của công nghệ trong tăng trưởng và việc làm

Khu vực Đông Á - Thái Bình Dương (EAP) từ lâu được xem là ngọn hải đăng của tăng trưởng kinh tế khi liên tục vượt trội hơn nhiều khu vực khác trên thế giới.

Vai trò của công nghệ trong tăng trưởng và việc làm

TIN MỚI

Return to top