ClockChủ Nhật, 20/01/2019 14:28

WEF: Thế giới sẵn sàng mở cửa với nhập cư và hợp tác đa phương

TTH.VN - Kết quả khảo sát mới nhất được Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) công bố chỉ ra rằng thế giới luôn sẵn sàng mở cửa với vấn đề nhập cư và hợp tác đa phương.

Thế giới bước vào kỷ nguyên bất ổn toàn cầu sâu sắcMỹ dẫn đầu bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu của WEFRobot không phải "kẻ cướp việc làm"WEF ASEAN 2018: Nhật Bản, Việt Nam kêu gọi Mỹ quay lại CPTPPWEF ASEAN 2018: ASEAN cần tiếp tục cởi mở với tự do thương mại

Đa phần những người được hỏi đều tin tưởng sự hợp tác qua lại giữa các quốc gia là điều vô cùng quan trọng. Ảnh: CNBC

WEF - nổi tiếng với những diễn đàn hằng năm tổ chức tại Davos (Thụy Sĩ) cho biết, đây là kết luận được đưa ra sau khi tiến hành một cuộc khảo sát với hơn 10.000 người từ nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới, trong đó phần lớn những người được hỏi đều bày tỏ niềm tin rằng sự hợp tác qua lại giữa các quốc gia là điều vô cùng quan trọng.

Cụ thể, đa số những cá nhân tham gia bài khảo sát (57%) tin tưởng những người nhập cư sẽ tạo nên các hiệu ứng tốt cho đất nước chấp nhận nhập cư, bất chấp việc vẫn tồn tại một số nhân vật dị biệt mang lại các tác động và ảnh hưởng xấu. Trong số các khu vực trên thế giới, nơi sẵn sàng chào đón người nhập cư nhất là Bắc Mỹ (66%) và Nam Á (72%). Cũng với câu hỏi này, mức độ chào đón dân nhập cư ở Đông Âu và Tây Âu chứng kiến số liệu biểu thị tương đối thấp hơn với khoảng 40% và 46%.

Khi những người tham gia được hỏi liệu đất nước của bạn có nên chịu tránh nhiệm hỗ trợ cho các đất nước khác không, đa phần người dân Nam Á đều đồng tình và khẳng định đây là một quan điểm đúng đắn. Điều này được thể hiện rõ nhất với tỷ lệ đồng ý lên lên 91%. Đây có thể nói là một con số khá cao, vượt qua mức trung bình toàn cầu được WEF đưa ra vào khoảng 72%. Đặc biệt, đối với Bắc Mỹ, mặc dù khu vực này khá nhiệt tình chào đón người dân nhập cư, song chỉ có 61% số người được hỏi muốn hỗ trợ các quốc gia khác.

Với những số liệu thu thập được, Người sáng lập, đồng thời cũng là Chủ tịch điều hành Diễn đàn kinh tế thế giới Klaus Schwab nhận định: “Có thể nói mong muốn lớn nhất của công chúng toàn cầu là các nhà lãnh đạo cần tìm ra những phương cách mới để làm việc cùng nhau, điều này sẽ cho phép các nước tăng cường hợp tác để đối mặt với những thách thức chung đang tồn tại”.

Đan Lê (Lược dịch từ CNBC)

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp

Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp và có nhiều chính sách đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), song nhìn nhận từ góc độ bao phủ của chính sách vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu của DN, nhất là DN các tuyến huyện, thị xã.

Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2024:
Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bài phát biểu bằng văn bản tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương đan xen sâu sắc vào cấu trúc toàn cầu hóa kinh tế và hiện là một cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau với những lợi ích chung và tương lai chung.

Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa
Cải cách cốt lõi và hợp tác là cần thiết để đảm bảo tương lai APEC

Các cuộc họp chính trong khuôn khổ Tuần lễ Cấp cao APEC 2024 nhằm mục đích cung cấp định hướng chính sách rộng lớn hơn cho các thành viên APEC để tạo ra một môi trường có điều kiện thuận lợi cho thương mại và khai thác hội nhập kinh tế khu vực, tăng trưởng do công nghệ thúc đẩy, cũng như tăng cường đổi mới kinh doanh và việc làm, mang lại chất lượng cuộc sống tốt hơn cho người dân trên khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Cải cách cốt lõi và hợp tác là cần thiết để đảm bảo tương lai APEC

TIN MỚI

Return to top