ClockThứ Sáu, 14/09/2018 09:18

WEF ASEAN 2018: Nhật Bản, Việt Nam kêu gọi Mỹ quay lại CPTPP

Ngày 13/9, Nhật Bản và Việt Nam kêu gọi Mỹ quay trở lại Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), nay đã được đổi tên là Hiệp định Đối tác Tiến bộ và Toàn diện xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), gần 2 năm kể từ ngày Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rút khỏi thỏa thuận thương mại này.

WEF ASEAN: Các nước tìm cách ứng phó với chiến tranh thương mạiASEAN có vị thế tốt để tận dụng lợi thế của cách mạng công nghệLãnh đạo cấp cao các nước đã đến Hà Nội dự khai mạc WEF ASEAN 2018WEF: Thanh niên ASEAN lạc quan về tác động của công nghệ đối với việc làmWEF ASEAN 2018: Nhiều vấn đề cần giải quyết

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh (phải) và Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Taro Kono. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

Theo hãng tin AFP của Pháp, phát biểu tại Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN 2018 (WEF ASEAN 2018) tại Hà Nội, Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono tuyên bố các nước thuộc CPTPP vẫn tin tưởng thỏa thuận thương mại này là phương án tốt nhất cho Mỹ, là cơ hội hấp dẫn cho ngành công nghiệp, cũng như nông nghiệp của nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Bên cạnh đó, ông Kono cũng cho biết CPTPP có thể bắt đầu có hiệu lực vào cuối năm nay.

Trong khi đó, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh ủng hộ tuyên bố của ông Kono, đồng thời đánh giá CPTPP là "một thỏa thuận thương mại tiêu chuẩn cao."

TPP từng bao gồm 12 nước tham gia đàm phán gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Việt Nam và Mỹ. Sau khi Mỹ rút khỏi TPP, 11 nước còn lại vẫn cố gắng tiếp tục thỏa thuận này và đổi tên thỏa thuận thành CPTPP, được chính thức ký kết tại Chile ngày 8/3.

Dù vậy, các nước tham gia CPTPP tuyên bố vẫn "để ngỏ cửa" nếu Washington mong muốn quay trở lại thỏa thuận này, đồng thời không loại trừ việc kết nạp thêm các nước muốn tham gia CPTPP.

Hồi tháng Tư vừa qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố Washington sẽ chỉ tham gia lại CPTPP nếu hiệp định này có các điều khoản "tốt hơn."

CPTPP được kỳ vọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm, giảm đói nghèo và nâng cao chất lượng sống của người dân các quốc gia thành viên.

Hiệp định này sẽ tạo ra một trong những khối tự do thương mại lớn nhất thế giới với một thị trường khoảng 499 triệu dân và tổng GDP đạt khoảng 10.100 tỷ USD, chiếm 13,5% GDP thế giới./.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Danh sách đội tuyển Việt Nam chuẩn bị tham dự ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024

Ngày 18/11, huấn luyện viên trưởng Kim Sang Sik đã công bố danh sách 30 cầu thủ được triệu tập vào đội tuyển Việt Nam, chuẩn bị cho giải vô địch Đông Nam Á – ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024. Danh sách sẽ tiếp tục có sự bổ sung sau khi câu lạc bộ Thép Xanh Nam Định hoàn thành thi đấu tại vòng bảng AFC Champions League Two 2024/25.

Danh sách đội tuyển Việt Nam chuẩn bị tham dự ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024
Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

TIN MỚI

Return to top