ClockThứ Bảy, 22/09/2018 14:26

WHO: Bia rượu gây ra 1 trên 20 ca tử vong toàn cầu năm 2016

TTH.VN - Mức tiêu thụ trung bình hàng ngày của những người uống các loại đồ uống có cồn là 33 gram đồ uống có cồn nguyên chất mỗi ngày, tương đương 2 ly (mỗi ly 150 ml) rượu vang, hay một chai bia lớn 750 ml.

Indonesia: Khủng hoảng bia rượu lậu khiến 90 người chết1/8 người Mỹ trưởng thành nghiện rượuKẻ khủng bố sân bay Orly hành động sau khi say rượu và dùng ma túyChuyên gia y tế Anh kêu gọi cấm quảng cáo rượu

Châu Âu có mức tiêu thụ bia rượu bình quân đầu người cao nhất thế giới, mặc dù con số này đã giảm 10% kể từ năm 2010. Ảnh: Twitter

Theo một báo cáo vừa được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố, hơn 3 triệu người đã tử vong do sử dụng bia rượu có hại trong năm 2016. Điều này có nghĩa là cứ 20 trường hợp tử vong thì có 1 trường hợp do bia rượu gây ra. Trong đó, hơn 3/4 số ca tử vong này là nam giới. Nhìn chung, việc sử dụng bia rượu có hại dẫn đến hơn 5% gánh nặng bệnh tật toàn cầu.

Báo cáo tình trạng toàn cầu của WHO về đồ uống có cồn và sức khỏe 2018 cho thấy một bức tranh toàn diện về việc tiêu thụ rượu, cũng như gánh nặng bệnh tật do bia rượu gây ra trên toàn thế giới. Báo cáo cũng mô tả những gì mà các quốc gia đang làm để giảm bớt gánh nặng này.

Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc WHO cho hay: “Quá nhiều người, gia đình và cộng đồng của họ phải gánh chịu hậu quả của việc sử dụng đồ uống có cồn gây hại, bởi bạo lực, thương tích, những vấn đề sức khỏe tâm thần và các căn bệnh như ung thư và đột quỵ. Đã đến lúc phải hành động nhằm ngăn chặn mối đe dọa nghiêm trọng này đối với sự phát triển của các xã hội lành mạnh".

Bên cạnh đó, trong số tất cả các trường hợp tử vong do bia rượu, 28% là do chấn thương, chẳng hạn như tai nạn giao thông, tự gây tổn thương và bạo lực giữa các cá nhân; 21% do rối loạn tiêu hóa; 19% do bệnh tim mạch, và phần còn lại do các bệnh truyền nhiễm, ung thư, rối loạn tâm thần và những tình trạng sức khỏe khác.

Đáng chú ý, gánh nặng bệnh tật và chấn thương nói chung do sử dụng bia rượu gây hại là rất lớn, đặc biệt là ở khu vực châu Âu và châu Mỹ.

Trên toàn cầu, ước tính có 237 triệu nam giới và 46 triệu nữ giới bị rối loạn sử dụng bia rượu với tỷ lệ cao nhất ở nam giới và nữ giới khu vực châu Âu (lần lượt chiếm 14,8% và 3,5%) và khu vực châu Mỹ (lần lượt chiếm 11,5% và 5,1%). Rối loạn sử dụng rượu phổ biến hơn ở các quốc gia có thu nhập cao.

Việc tiêu thụ đồ uống có cồn toàn cầu dự kiến tăng trong 10 năm tới. Ước tính có khoảng 2,3 tỷ người đang uống bia rượu. Những loại đồ uống này được tiêu thụ bởi hơn 1/2 dân số trong 3 khu vực của WHO là: châu Mỹ, châu Âu và Tây Thái Bình Dương.

Châu Âu có mức tiêu thụ đồ uống có cồn bình quân đầu người cao nhất thế giới, mặc dù mức tiêu thụ bình quân đầu người của khu vực này đã giảm hơn 10% kể từ năm 2010. Xu hướng hiện nay và các dự báo cho thấy, mức tiêu thụ bia rượu bình quân đầu người trên toàn cầu dự kiến gia tăng trong 10 năm tới, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á, Tây Thái Bình Dương và khu vực châu Mỹ.

Thanh Ngân (Lược dịch từ WHO & Devdiscourse)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Australia tiếp tục hỗ trợ UNDP giải quyết các thách thức phát triển toàn cầu

Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) ngày 18/12 cho hay, Chính phủ Australia vừa đóng góp 13 triệu đô la Australia (tương đương 8,4 triệu USD) vào các nguồn lực cốt lõi của UNDP cho năm 2024. Đóng góp đáng kể này thể hiện cam kết liên tục của Australia đối với sự phát triển bền vững và quan hệ đối tác với UNDP.

Australia tiếp tục hỗ trợ UNDP giải quyết các thách thức phát triển toàn cầu
Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức

Từ ngày 26 - 29/11, các đoàn đại biểu từ hơn 110 quốc gia đang tập trung ở Thủ đô Bangkok, Thái Lan để đưa ra các lộ trình quốc gia và đàm phán một tuyên bố chung về sức khỏe răng miệng tại Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu đầu tiên, do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tổ chức.

Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức
Cần nỗ lực chung toàn cầu để xây dựng tương lai số

Phát biểu tại Hội nghị cấp cao Internet thế giới 2024 (WIC) diễn ra tại thị trấn cổ Ô Trấn (Wuzhen, Trung Quốc), Phó Thủ tướng Trung Quốc Đinh Tiết Tường nhấn mạnh: Cộng đồng quốc tế phải cùng nhau giải quyết các vấn đề như khoảng cách số và tình hình an ninh mạng nghiêm trọng, đồng thời xây dựng một tương lai số tốt đẹp hơn.

Cần nỗ lực chung toàn cầu để xây dựng tương lai số

TIN MỚI

Return to top