ClockThứ Năm, 27/04/2017 07:45

WHO: Phần lớn người bị viêm gan không được xét nghiệm hoặc điều trị

TTH.VN - Báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2017 cho thấy, phần lớn trong số ước tính 325 triệu người sống chung với viêm gan siêu vi B hoặc viêm gan C mạn tính không được tiếp cận với các xét nghiệm và phương pháp điều trị cần thiết, đẩy họ vào nguy cơ cao về các bệnh mãn tính như bệnh gan, ung thư, và thậm chí tử vong.

Hệ lụy nguy hiểm nếu tỉ lệ tiêm vắc xin viêm gan B sơ sinh thấpViệt Nam là một trong những nước có tỷ lệ nhiễm virus viêm gan cao

 Bác sĩ tiêm phòng vaccine viêm gan B cho trẻ. Ảnh: Getty

Báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2017 cho thấy, phần lớn trong số ước tính 325 triệu người sống chung với viêm gan siêu vi B hoặc viêm gan C mạn tính không được tiếp cận với các xét nghiệm và phương pháp điều trị cần thiết, đẩy họ vào nguy cơ cao về các bệnh mãn tính như bệnh gan, ung thư, và thậm chí tử vong.

Theo báo cáo, chỉ có 9% các ca nhiễm virus viêm gan B (HBV) và viêm gan C (HCV) được chẩn đoán trong năm 2015. Thậm chí số bệnh nhân bắt đầu điều trị trong năm đó còn thấp hơn - chỉ 8% những người được chẩn đoán mắc bệnh viêm gan siêu vi B và 7% với các bệnh nhân nhiễm viêm gan C.

Tổng giám đốc WHO - bà Margaret Chan, cho biết, "viêm gan siêu vi đang được xem là một thách thức lớn đối với sức khoẻ cộng đồng và đòi hỏi phải có phản ứng cấp bách".

Báo cáo cũng cho thấy, việc tăng phạm vi tiêm chủng HBV ở trẻ em đã góp phần đáng kể giúp ngừa tình trạng tử vong do loại virus đó gây ra.

Trên toàn cầu, 84% trẻ em sinh ra vào năm 2015 nhận được 3 liều vaccine HBV được đề nghị tiêm chủng. Tuy nhiên, vào năm 2015, ước tính có khoảng 257 triệu người, chủ yếu là những người lớn sinh ra trước khi có vaccine HBV, đang sống với bệnh viêm gan B mãn tính. Hiện, không có vaccine chống HCV, và việc tiếp cận điều trị cả HBV và HCV đang ở mức thấp.

Nhiễm HBV cần được điều trị suốt đời, và viêm gan C có thể được chữa khỏi trong một thời gian tương đối ngắn bằng cách sử dụng các loại thuốc chính xác, do đó nhu cầu cần được xét nghiệm và điều trị có vai trò rất quan trọng.

Tố Quyên (Lược dịch từ Mediacentre & UN)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hội nghị Da liễu Quốc tế:
Kinh nghiệm, công nghệ và xu thế​

Hội nghị Da liễu Quốc tế từ 21 đến 23/11 do Bệnh viện Da liễu Trung ương, Sở Y tế, Bệnh viện Da liễu tỉnh phối hợp tổ chức thu hút nhiều chuyên gia trong, ngoài nước. Hàng trăm bài báo cáo được chia sẻ mang đến cái nhìn về phương pháp, kinh nghiệm, công nghệ… trong điều trị các bệnh về da. ​

Kinh nghiệm, công nghệ và xu thế​
1.500 đại biểu tham dự hội nghị da liễu Quốc tế

Tối 21/11, hội nghị Da liễu Quốc tế diễn ra phiên khai mạc chính thức. Hội nghị do Bệnh viện Da liễu Trung ương, Sở Y tế, Bệnh viện Da liễu tỉnh phối hợp tổ chức. Sự kiện quy tụ hơn 1.500 đại biểu trong, ngoài nước là các giáo sư, phó giáo sư, bác sĩ, dược sĩ, chuyên gia trong lĩnh vực da liễu, thẩm mỹ.

1 500 đại biểu tham dự hội nghị da liễu Quốc tế
​Tầm soát miễn phí bệnh đái tháo đường cho người dân

Hưởng ứng ngày Đái tháo đường thế giới 14/11, Đoàn Thanh niên Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế phối hợp cùng Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh tổ chức chương trình “Tầm soát miễn phí đái tháo đường cho người dân toàn tỉnh”.

​Tầm soát miễn phí bệnh đái tháo đường cho người dân

TIN MỚI

Return to top