ClockChủ Nhật, 12/06/2016 14:34

Hệ lụy nguy hiểm nếu tỉ lệ tiêm vắc xin viêm gan B sơ sinh thấp

Tỷ lệ tiêm vắc xin viêm gan B sơ sinh trong vòng 24 giờ đầu sau sinh 3 tháng đầu năm 2016 là 15,5%, cao hơn cùng kỳ năm 2015 (14,3%) nhưng vẫn ở mức thấp, kéo theo nhiều hệ lụy nguy hiểm khi vẫn còn nhiều trẻ không được tiêm vắc xin viêm gan B mũi sơ sinh.

GS.TS Đặng Đức Anh, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, từ năm 2003, Chương trình TCMR triển khai tiêm vắc xin viêm gan B cho trẻ sơ sinh trên toàn quốc bởi đây là biện pháp an toàn và hiệu quả nhất để ngăn ngừa lây nhiễm vi rút viêm gan B và phòng ung thư gan.

Tại Việt Nam, tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B ở nước ta khá cao, chiếm khoảng 10-20% dân số. Một số nghiệm cứu cho thấy tỷ lệ mang vi rút viêm gan B ở phụ nữ có thai là khoảng10%. Việc điều trị bệnh viêm gan B cũng rất tốn kém. Các chuyên gia ước tính, trung bình người nhiễm vi rút viêm gan B phải tiêu tốn khoảng 60 - 200 triệu đồng tiền thuốc mỗi năm và thời gian điều trị kéo dài từ 1-2 năm, chưa kể những hệ lụy sau đó do viêm gan B gây ra như xơ gan, ung thư gan.

Theo TS. Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng Quốc gia, với vắc xin viêm gan B, tiêm cho trẻ trong vòng 24 giờ đầu sau sinh là cách tốt nhất để phòng lây truyền vi rút viêm gan B từ mẹ sang con, với hiệu quả bảo vệ lên tới 90 %. Nếu trẻ tiêm vắc xin viêm gan B muộn sau khi sinh thì việc phòng tránh lây truyền bệnh từ mẹ sang con sẽ bị giảm.

“Cụ thể nếu tiêm vắc xin viêm gan B vào thời điểm 7 ngày sau khi sinh, khả năng phòng lây nhiễm từ mẹ sang con chỉ đạt 50-57%. WHO cũng khuyến cáo mọi trẻ em cần được tiêm phòng vắc xin viêm gan B sơ sinh trong 24h đầu sau sinh và đến nay đã có khoảng 100 quốc gia thực hiện lịch tiêm này”, bà Hồng nói.

Ngoài ra, tiêm vắc xin viêm gan B sớm không chỉ có hiệu quả tốt, phòng lây truyền viêm gan từ mẹ sang con trong khi sinh mà còn giúp trẻ sơ sinh sớm được bảo vệ phòng lây truyền viêm gan B từ các thành viên khác trong gia đình, người chăm sóc trẻ hoặc từ những trẻ khác qua tiếp xúc trực tiếp với vết xước, chảy máu. Đây chính là thời gian vàng để có được hiệu quả bảo vệ cao nhất của vắc xin viêm gan B trong phòng bệnh viêm gan B.

Viêm gan B là bệnh lý nguy hiểm, có thể gây tử vong do vi rút viêm gan gây tổn thương tế bào gan và dẫn đến hậu quả là viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan. Bệnh viêm gan B là nguyên nhân hàng đầu của ung thư gan, 25% bệnh nhân nhiễm vi rút viêm gan B sẽ diễn tiến biến chứng xơ gan, ung thư gan nếu không được điều trị. 100% ung thư gan ở trẻ em là do viêm gan B. Vi rút viêm gan B chủ yếu lây qua đường máu, lây từ mẹ sang con trong khi sinh hoặc quan hệ tình dục không an toàn.

Trong khi đó mọi lứa tuổi đều có thể nhiễm vi rút viêm gan B và nhiễm vi rút viêm gan B ở độ tuổi càng trẻ thì nguy cơ gây viêm gan mạn tính hoặc ung thư gan sau này càng cao. Trẻ dưới 6 tuổi khi bị nhiễm vi rút viêm gan B hầu như đều dẫn tới viêm gan mạn tính.
Là một căn bệnh nguy hiểm nhưng đến nay chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu nào đối với bệnh viêm gan B. Tiêm phòng vắc xin viêm gan B được xem là biện pháp hữu hiệu nhất phòng tránh căn bệnh nguy hiểm viêm gan B hiện nay. Với trẻ em, tiêm vắc xin viêm gan B sơ sinh trong vòng 24 giờ đầu sau sinh là biện pháp bảo vệ hữu hiệu nhất, bảo vệ đến gần 90% nguy cơ mắc viêm gan.

Tại Việt Nam, tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B ở nước ta khá cao, chiếm khoảng 10-20% dân số. Một số nghiệm cứu cho thấy tỷ lệ mang vi rút viêm gan B ở phụ nữ có thai là khoảng10%. Việc điều trị bệnh viêm gan B cũng rất tốn kém. Các chuyên gia ước tính, trung bình người nhiễm vi rút viêm gan B phải tiêu tốn khoảng 60 - 200 triệu đồng tiền thuốc mỗi năm và thời gian điều trị kéo dài từ 1-2 năm, chưa kể những hệ lụy sau đó do viêm gan B gây ra như xơ gan, ung thư gan.

Theo TS. Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng Quốc gia, với vắc xin viêm gan B, tiêm cho trẻ trong vòng 24 giờ đầu sau sinh là cách tốt nhất để phòng lây truyền vi rút viêm gan B từ mẹ sang con, với hiệu quả bảo vệ lên tới 90 %. Nếu trẻ tiêm vắc xin viêm gan B muộn sau khi sinh thì việc phòng tránh lây truyền bệnh từ mẹ sang con sẽ bị giảm.

“Cụ thể nếu tiêm vắc xin viêm gan B vào thời điểm 7 ngày sau khi sinh, khả năng phòng lây nhiễm từ mẹ sang con chỉ đạt 50-57%. WHO cũng khuyến cáo mọi trẻ em cần được tiêm phòng vắc xin viêm gan B sơ sinh trong 24h đầu sau sinh và đến nay đã có khoảng 100 quốc gia thực hiện lịch tiêm này”, bà Hồng nói.

Ngoài ra, tiêm vắc xin viêm gan B sớm không chỉ có hiệu quả tốt, phòng lây truyền viêm gan từ mẹ sang con trong khi sinh mà còn giúp trẻ sơ sinh sớm được bảo vệ phòng lây truyền viêm gan B từ các thành viên khác trong gia đình, người chăm sóc trẻ hoặc từ những trẻ khác qua tiếp xúc trực tiếp với vết xước, chảy máu. Đây chính là thời gian vàng để có được hiệu quả bảo vệ cao nhất của vắc xin viêm gan B trong phòng bệnh viêm gan B.

Viêm gan B là bệnh lý nguy hiểm, có thể gây tử vong do vi rút viêm gan gây tổn thương tế bào gan và dẫn đến hậu quả là viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan. Bệnh viêm gan B là nguyên nhân hàng đầu của ung thư gan, 25% bệnh nhân nhiễm vi rút viêm gan B sẽ diễn tiến biến chứng xơ gan, ung thư gan nếu không được điều trị. 100% ung thư gan ở trẻ em là do viêm gan B. Vi rút viêm gan B chủ yếu lây qua đường máu, lây từ mẹ sang con trong khi sinh hoặc quan hệ tình dục không an toàn.

Trong khi đó mọi lứa tuổi đều có thể nhiễm vi rút viêm gan B và nhiễm vi rút viêm gan B ở độ tuổi càng trẻ thì nguy cơ gây viêm gan mạn tính hoặc ung thư gan sau này càng cao. Trẻ dưới 6 tuổi khi bị nhiễm vi rút viêm gan B hầu như đều dẫn tới viêm gan mạn tính.
Là một căn bệnh nguy hiểm nhưng đến nay chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu nào đối với bệnh viêm gan B. Tiêm phòng vắc xin viêm gan B được xem là biện pháp hữu hiệu nhất phòng tránh căn bệnh nguy hiểm viêm gan B hiện nay. Với trẻ em, tiêm vắc xin viêm gan B sơ sinh trong vòng 24 giờ đầu sau sinh là biện pháp bảo vệ hữu hiệu nhất, bảo vệ đến gần 90% nguy cơ mắc viêm gan.

Theo Dân trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Không chữa bệnh dại bằng các biện pháp chưa được Bộ Y tế công nhận

Ngày 28/6, Sở Y tế cho biết vừa có công văn đề nghị các đơn vị tăng cường truyền thông về sự nguy hiểm của bệnh dại. Đặc biệt chú ý truyền thông về việc không chữa bệnh dại bằng các biện pháp chưa được Bộ Y tế công nhận. Không sử dụng thuốc chưa được phép lưu hành để khám, điều trị cho người bị bệnh dại hoặc người bị chó, mèo cắn.

Không chữa bệnh dại bằng các biện pháp chưa được Bộ Y tế công nhận
Phần lớn các ca bệnh COVID-19 có biểu hiện nhẹ

Chiều 15/5, Sở Y tế cho biết, trong ngày 15/5 có thêm 13 ca COVID -19: TP. Huế: 7 ca, Phong Điền: 3 ca, Nam Đông: 2 ca, Quảng Điền: 1 ca. Trong số 13 ca, chỉ có 3 ca điều trị tại các cơ sở y tế, số còn lại cách ly tại nhà.

Phần lớn các ca bệnh COVID-19 có biểu hiện nhẹ

TIN MỚI

Return to top