Thế giới

Thế giới vượt mốc 250 triệu ca nhiễm COVID-19

ClockThứ Hai, 08/11/2021 16:51
TTH.VN - Tính đến hôm nay (8/11), số ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu đã vượt mốc 250 triệu ca khi một số quốc gia ở Đông Âu đang trải qua đợt bùng phát kỷ lục, mặc dù sự gia tăng của biến thể Delta đang có xu hướng giảm bớt và nhiều quốc gia bắt đầu nối lại các hoạt động thương mại, du lịch…

WHO: Tình hình dịch COVID-19 tại châu Âu là lời cảnh báo với thế giớiHội nghị Thượng đỉnh Y tế thế giới thảo luận về đại dịch toàn cầuCần thêm 6 tháng nữa mới bao phủ vaccine cho 75% dân số thế giớiReuters: Thế giới vượt ngưỡng 5 triệu ca tử vong vì COVID-19

Virus corona vẫn lây nhiễm cho 50 triệu người sau mỗi 90 ngày do biến thể Delta có khả năng lây truyền cao. Ảnh: Getty Image/TTXVN

Theo phân tích của Reuters, số ca mắc mới trung bình hàng ngày đã giảm 36% trong ba tháng qua, nhưng virus SARS-CoV-2 vẫn lây nhiễm cho 50 triệu người sau mỗi 90 ngày do biến thể Delta có khả năng lây truyền cao. Trong khi đó, thế giới phải mất gần một năm để ghi nhận 50 triệu ca nhiễm COVID-19 đầu tiên.

Các chuyên gia y tế lạc quan rằng nhiều quốc gia đã ngăn chặn được tình trạng tồi tệ nhất của đại dịch nhờ vào vaccine và diễn biến tự nhiên, mặc dù cũng cảnh báo rằng thời tiết lạnh hơn và các cuộc tụ họp trong các kỳ nghỉ cuối năm sắp tới có thể làm gia tăng số ca bệnh.

Tiến sĩ Maria Van Kerkhove, nhà dịch tễ học đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cho rằng “từ nay đến cuối năm 2022 là thời điểm mà chúng ta có thể kiểm soát được loại virus này... khi chúng ta có thể giảm đáng kể số ca bệnh nghiêm trọng và tử vong”. 

Ngoài vaccine, thế giới hiện đã có những phương pháp điều trị tốt hơn cho các bệnh nhân COVID-19.

Tuần trước, Anh trở thành quốc gia tiên phong khi phê duyệt một loại thuốc kháng virus COVID-19 có khả năng thay đổi cuộc chơi do Merck và Ridgeback Biotherapeutics hợp tác phát triển có tên là Molnupiravir. Các nghiên cứu cho thấy Molnupiravir có thể làm giảm một nửa nguy cơ tử vong hoặc phải nhập viện đối với những người có nguy cơ mắc COVID-19 nghiêm trọng nhất, khi được điều trị sớm.

Theo phân tích của Reuters, các ca nhiễm COVID-19 vẫn đang gia tăng ở 55 trong số 240 quốc gia. Đáng chú ý, số ca nhiễm ở Nga, Ukraine và Hy Lạp đang ở mức kỷ lục hoặc gần kỷ lục kể từ khi đại dịch bùng phát.

Đông Âu có tỷ lệ tiêm chủng thấp nhất trong khu vực châu Âu. Hơn một nửa số ca nhiễm mới được báo cáo trên toàn thế giới là ở các nước châu Âu, với 1 triệu ca nhiễm mới cứ sau 4 ngày, phân tích cho thấy.

Trong tuần này, một số khu vực của Nga tuyên bố có thể áp dụng các hạn chế bổ sung hoặc kéo dài thời gian đóng cửa nơi làm việc để chống lại sự gia tăng số ca nhiễm COVID-19 khi nước này chứng kiến ​​số ca tử vong liên quan đến căn bệnh này tăng cao kỷ lục.

Bất bình đẳng vaccine vẫn là rào cản

Theo Our World in Data, hơn một nửa dân số thế giới đến nay vẫn chưa được tiêm mũi vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên, và con số này giảm xuống dưới 5% ở các nước thu nhập thấp.

Một số nhà lãnh đạo thế giới đã nhấn mạnh sự cần thiết phải đẩy nhanh các chương trình tiêm chủng trên khắp thế giới, đặc biệt là ở các nước nghèo nhất.

Theo Reuters, cải thiện khả năng tiếp cận vaccine sẽ nằm trong chương trình nghị sự của các cuộc họp APEC tuần này, do New Zealand chủ trì.

Trong một phiên họp đặc biệt hồi tháng 6, các thành viên APEC, bao gồm Nga, Trung Quốc và Mỹ, đã cam kết sẽ mở rộng việc chia sẻ và sản xuất vaccine COVID-19 và dỡ bỏ các rào cản thương mại đối với các loại thuốc liên quan.

“Cùng nhau, chúng tôi đang tiếp tục duy trì hoạt động của chuỗi cung ứng và đang hỗ trợ dòng chảy thương mại các loại vật tư y tế quan trọng - bao gồm bộ dụng cụ xét nghiệm, trang thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE) và giờ đây là vaccine”, Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern sáng nay cho biết.

Tháng trước, WHO và các nhóm viện trợ khác đã kêu gọi các nhà lãnh đạo của 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới tài trợ cho kế hoạch trị giá 23,4 tỷ USD để đưa vaccine, bộ xét nghiệm và thuốc điều trị COVID-19 đến các nước nghèo hơn trong 12 tháng tới.

Tiến sĩ Jarbas Barbosa, trợ lý giám đốc Tổ chức Y tế liên Mỹ khẳng định “sự bất bình đẳng về vaccine vẫn là rào cản lớn nhất trong việc đạt được mục tiêu bao phủ của chúng tôi”. Bà cũng kêu gọi các cơ quan chức năng ưu tiên tiêm vaccine cho người cao tuổi, nhân viên tuyến đầu và những người có bệnh nền để bảo vệ họ, giảm tải cho hệ thống chăm sóc sức khỏe.

BẢO NGHI (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Y tế kỹ thuật cao: Tạo đà bứt phá, vươn tầm.

Năm 2023, Bệnh viện Trung ương Huế là đơn vị tiêu biểu xuất sắc trong các đơn vị y tế của cả nước về phát triển các kỹ thuật cao: Ghép tạng, ghép tế bào gốc tạo máu tự thân, lĩnh vực ung thư, đột quỵ, tim mạch...

Y tế kỹ thuật cao Tạo đà bứt phá, vươn tầm
HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G20:
Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu

Tại thành phố Rio de Janeiro (Brazil), từ ngày 18 - 19/11, các nhà lãnh đạo sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), với chủ đề “Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững”, nhằm giải quyết một loạt vấn đề từ đói nghèo đến cải cách các thể chế toàn cầu.

Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu
Có một thế giới truyện ngắn Trần Băng Khuê

Đọc Trần Băng Khuê, tôi không có cảm giác đang chạm vào một cấu trúc hư cấu kiểu mẫu, mà đang mò mẫm bước qua từng không gian luôn khép kín, chỉ có một cánh cửa để mở vào một không gian khác và cứ thế dẫm lên những siêu hiện thực không ngừng được bày ra.

Có một thế giới truyện ngắn Trần Băng Khuê
Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới

Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP29) tổ chức tại Baku (Azerbaijan) từ ngày 11 - 22/11 đưa tính cấp thiết của việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu trở lại chương trình nghị sự quốc tế.

Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới
Return to top