Thế giới

Thời gian làm việc dài khiến ASEAN mất năng suất

ClockThứ Năm, 12/09/2019 05:58
TTH - Bảng xếp hạng gần đây nhất của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) chỉ ra rằng, ASEAN có đến 3 quốc gia lọt top 10 các nước có thời gian làm việc mỗi tuần của người lao động dài nhất thế giới, với trung bình mỗi tuần người lao động Myanmar làm việc 48 tiếng, Brunei 47 tiếng và Malaysia 46 tiếng.

Phiên đàm phán Hiệp định RCEP tiếp theo sẽ diễn ra tại Việt NamASEAN nỗ lực thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước trong khốiDòng vốn FDI vào ASEAN tăng 5,3% trong năm 2018

Năng suất lao động Việt Nam trong nhóm thấp nhất ASEAN. Ảnh: Vietnamplus

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Stanford (Mỹ) nhận định thời gian làm việc dài ảnh hưởng tiêu cực đến năng suất và chất lượng cuộc sống của người lao động và giải thích rằng thời gian làm việc dài, cộng thêm những ngày cuối tuần bị mất đi do các vấn đề phát sinh ở văn phòng có thể sẽ đe dọa đến hôn nhân và gia đình lao động, cũng như sức khỏe thể chất là tâm lý của nhân viên, từ đó khiến hiệu quả làm việc giảm sút.

So sánh với các nước khác, nhờ coi trọng thời gian giải trí và chăm sóc bản thân, bởi theo họ đây là hai yếu tố duy trì sức khỏe và năng suất cho lao động, mặc dù các quốc gia thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), đơn cử như Hà Lan có thời gian làm việc mỗi tuần của lao động ít nhất thế giới, chỉ 32 tiếng, Đan Mạch và Na Uy cũng chỉ xê xích hơn với lần lượt 33 và 34 tiếng/tuần, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trung bình của các nước OECD vẫn vượt xa số liệu ghi nhận của đa số các nước ASEAN.

Để giải quyết vấn nạn làm nhiều nhưng năng suất và hiệu quả kém, ASEAN có thể tận dụng sự hỗ trợ của công nghệ khi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư tạo ra quy trình làm việc hiệu quả hơn, cho phép giải phòng thời gian làm việc của người lao động, thay vào đó là tập trung tái tạo năng lượng và đổi mới. Nhìn chung, chính phủ các nước cần nhận thức rằng tập trung tối đa vào hiệu quả thay vì làm việc nhiều giờ sẽ đảm bảo mỗi giờ làm việc đều cho ra kết quả tốt nhất.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ The ASEAN Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN nỗ lực thúc đẩy thương mại nội khối thông qua tăng cường kết nối giao thông

Theo một bài phân tích trên trang CNA, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang tìm cách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thương mại trong khu vực thông qua việc xây dựng mạng lưới giao thông và hậu cần tốt hơn. Điều này cũng sẽ cho phép các quốc gia thành viên tự bảo vệ mình khỏi những rủi ro địa chính trị và kinh tế đang ngày càng gia tăng.

ASEAN nỗ lực thúc đẩy thương mại nội khối thông qua tăng cường kết nối giao thông
Trung Quốc và ASEAN tăng cường hợp tác AI vì tương lai bền vững

Trong phát biểu mới nhất tại hội nghị “Hợp tác Trung Quốc - ASEAN về phát triển và quản lý trí tuệ nhân tạo (AI)” vừa diễn ra tại Trung Quốc, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc (CIIS) Chen Bo kêu gọi tăng cường hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN về trí tuệ nhân tạo (AI).

Trung Quốc và ASEAN tăng cường hợp tác AI vì tương lai bền vững
Du lịch nội khối ASEAN đang phát triển nhanh chóng

Theo dữ liệu vừa được công bố của Tập đoàn UOB, du lịch nội khối của các nước Đông Nam Á đang phát triển nhanh chóng, với sự phục hồi về lưu lượng hành khách nói chung trong khu vực. Bất chấp những thách thức kinh tế và xã hội đang diễn ra, nhu cầu du lịch của người dân châu Á nói chung - Đông Nam Á nói riêng vẫn đầy hứa hẹn, trong đó du khách có xu hướng ưu tiên đặt các chuyến đi ngắn ngày hơn và tìm kiếm những chuyến du lịch nhanh ra nước ngoài với chi phí tốt nhất.

Du lịch nội khối ASEAN đang phát triển nhanh chóng
Return to top