Thế giới

Thủ đô Jakarta của Indonesia là thành phố ô nhiễm nhất thế giới

ClockThứ Năm, 10/08/2023 12:57
TTH.VN - Theo dữ liệu của công ty công nghệ về chất lượng không khí IQAir của Thụy Sĩ, thủ đô Jakarta của Indonesia ngày 9/8 đã đứng đầu danh sách những thành phố ô nhiễm nhất thế giới sau khi thường xuyên nằm trong top 10 thành phố ô nhiễm nhất toàn cầu kể từ tháng 5.

Tử vong do ô nhiễm không khí gấp đôi các ước tínhÔ nhiễm là nguyên nhân dẫn đến 1/6 số ca tử vong trên toàn cầu

leftcenterrightdel
Chất lượng không khí tồi tệ ở Jakarta gây ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân. Ảnh: Jakarta Post/VTV 

Theo IQAir, Jakarta, nơi có dân số hơn 10 triệu người, ghi nhận mức độ ô nhiễm không khí có hại cho sức khỏe gần như mỗi ngày.

Anh Rizky Putra – một cư dân 35 tuổi ở Jakarta, than thở rằng chất lượng không khí ngày càng tồi tệ đang khiến sức khỏe của các con anh gặp nguy hiểm. 

“Tôi nghĩ tình hình rất đáng lo ngại… Rất nhiều trẻ em bị ốm với những triệu chứng giống nhau như ho và cảm lạnh”, anh Rizky cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Reuters TV.

Từ lâu, người dân Jakarta đã phàn nàn về tình trạng không khí độc hại từ các vấn đề kinh niên như giao thông, khói công nghiệp và các nhà máy nhiệt điện than. Vào năm 2021, một số người dân đã nộp đơn khởi kiện và thắng kiện dân sự, yêu cầu chính phủ thực hiện các bước để giải quyết tình trạng ô nhiễm không khí.

Tòa án vào thời điểm đó đã phán quyết Tổng thống Indonesia Joko Widodo phải thiết lập các tiêu chuẩn chất lượng không khí quốc gia để bảo vệ sức khỏe người dân, đồng thời Bộ trưởng Y tế và Thống đốc Jakarta phải đưa ra các chiến lược để kiểm soát ô nhiễm không khí.

Tuy nhiên, Nathan Roestandy, đồng sáng lập ứng dụng chất lượng không khí Nafas Indonesia, cho biết mức độ ô nhiễm tiếp tục xấu đi.

“Chúng ta hít thở hơn 20.000 hơi thở mỗi ngày. Nếu hít phải không khí ô nhiễm hàng ngày, có thể dẫn đến các bệnh về đường hô hấp và phổi, thậm chí là hen suyễn. Nó có thể ảnh hưởng đến sự phát triển nhận thức của trẻ em hoặc thậm chí là sức khỏe tâm thần”, ông Roestandy nhấn mạnh.

Hôm thứ Ba, khi được hỏi về vấn đề ô nhiễm ở Jakarta, Tổng thống Widodo nói rằng giải pháp sẽ là di dời thủ đô của đất nước từ Jakarta đến Nusantara, nơi mà chính phủ của ông hiện đang xây dựng từ những bước đầu tiên trên đảo Borneo.

Indonesia dự định dời thủ đô từ Jakarta ở Java đến Nusantara ở Đông Kalimantan trên đảo Borneo. Ít nhất 16.000 quan chức dân sự, quân nhân và cảnh sát dự kiến sẽ di dời đến đó. Động thái này nhằm giảm bớt căng thẳng cho Jakarta, vốn đang chìm dần, dơ bẩn và quá đông đúc. Một thành phố thủ đô mới cũng sẽ là một cách biểu tượng để tập trung hóa chính quyền, vốn được cho là quá tập trung vào Java.

BẢO NGHI (Lược dịch từ Reuters)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến

Nắng nóng kỷ lục ở Philippines trong tháng này đã buộc các trường học phải cho học sinh về nhà để học trực tuyến, làm sống lại ký ức về đợt phong tỏa do đại dịch COVID-19 và làm dấy lên lo ngại rằng thời tiết khắc nghiệt hơn trong những năm tới có thể làm sâu sắc thêm sự bất bình đẳng về giáo dục.

Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến
“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu

Châu Âu đang ngày càng phải đối mặt với những đợt nắng nóng gay gắt đến mức cơ thể con người không thể chịu được, khi biến đổi khí hậu tiếp tục làm nền nhiệt toàn cầu tăng cao, cơ quan giám sát khí hậu Copernicus của EU và Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết.

“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu
Việt Nam - Indonesia: Điểm tựa Mỹ Đình

Chưa bao giờ đội tuyển Việt Nam lại bị dư luận phản ứng nhiều như hiện tại. Điều đó đang tác động rất lớn đến tâm lý của thầy trò HLV Philippe Troussier.

Việt Nam - Indonesia Điểm tựa Mỹ Đình
Năm 2023, thế giới đã gây ra 2,3 tỷ tấn rác thải đô thị

Trong một báo cáo ngày 28/2, Liên Hiệp Quốc cho biết thế giới đã tạo ra 2,3 tỷ tấn rác thải đô thị vào năm ngoái và lượng rác thải này ước tính sẽ tăng thêm 2/3 vào năm 2050, đồng thời cảnh báo về những tổn thất nặng nề đối với sức khỏe, nền kinh tế và môi trường.

Năm 2023, thế giới đã gây ra 2,3 tỷ tấn rác thải đô thị
Return to top