Thế giới

Thủ đô New Delhi có mức ô nhiễm không khí cao kỷ lục

ClockThứ Sáu, 06/11/2015 06:56
TTH - Theo báo cáo của Hệ thống dự báo thời tiết và nghiên cứu chất lượng không khí (Safar) của Ấn Độ ngày 5/11, thủ đô New Delhi sẽ có mức ô nhiễm không khí tồi tệ nhất thế giới, dự kiến đạt mức ô nhiễm cao kỷ lục.

Khói bụi dày đặc bao trùm thủ đô New Delhi, Ấn Độ. Ảnh: AFP

Chất lượng không khí tại New Delhi được đánh giá là ô nhiễm “nghiêm trọng”. Theo đó, mức độ ô nhiễm hiện nay cao hơn gấp 4 lần so với giới hạn an toàn về chất lượng không khí của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), một quan chức cấp cao của Safar cho hay.

Việc đốt cháy cây trồng ở các tiểu bang là một trong những lý do chính khiến chất lượng không khí suy thoái trầm trọng tại thủ đô New Delhi, quan chức này nói thêm.
Trước đó, kết quả một cuộc khảo sát được WHO công bố đầu năm nay cho thấy, New Delhi là thành phố ô nhiễm nhất trên thế giới, với mức ô nhiễm trung bình là 153 microgram các hạt bụi nhỏ trong mỗi mét khối không khí đo được hằng ngày. Các hạt bụi có đường kính nhỏ hơn 2,5 micromet có thể gây nên các bệnh về đường hô hấp, ung thư phổi và bệnh tim mạch.
“Mức độ ô nhiễm không khí này có thể khiến con người giảm 2 giờ tuổi thọ/ngày. Ngoài ra, việc hít phải không khí độc hại ở mức độ trên tương đương với việc hút 8 điếu thuốc lá/ngày”, chuyên gia về định lượng rủi ro David Spiegelhalter tại Đại học Cambridge (Anh) cho biết trong một cuộc phỏng vấn do tờ báo Bloomberg thực hiện.
Được biết, Ấn Độ cũng là quốc gia có 11 thành phố nằm trong danh sách 20 thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới. 
LÊ THẢO (Lược dịch từ Asiaone & Bloomberg)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu

Hiện nay, tính cấp thiết của việc tìm ra giải pháp cho tình thế tiến thoái lưỡng nan về biến đổi khí hậu chưa bao giờ rõ ràng hơn. Vào năm 2024, cuộc thảo luận toàn cầu về thích ứng với khí hậu đã trở nên sâu sắc. Nhiệt độ tăng cao, các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và hệ sinh thái thay đổi đặt ra những thách thức đáng kể cho cả các quốc gia phát triển và đang phát triển.

GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu
Phải nỗ lực thu hẹp khoảng cách kỹ năng AI vào năm 2025

Khi trí tuệ nhân tạo (AI) chuẩn bị tái định hình các ngành công nghiệp trên toàn thế giới, một nghịch lý đang nổi lên rằng mặc dù nhu cầu tận dụng tiềm năng của công nghệ đang ngày càng tăng, các kỹ năng liên quan đến AI nhìn chung vẫn thiếu hụt.

Phải nỗ lực thu hẹp khoảng cách kỹ năng AI vào năm 2025
Return to top