Thế giới

Thượng Hải vượt Hong kong, trở thành thành phố đắt đỏ nhất thế giới

ClockThứ Tư, 28/04/2021 16:33
TTH.VN - Châu Á – Thái Bình Dương được nhận định là khu vực có mức sống đắt đỏ nhất thế giới đối với người giàu có. Trong đó, Thượng Hải đã vượt qua Hongkong để trở thành thành phố đắt nhất.

Những thành phố đắt đỏ nhất thế giới đối với người nước ngoàiẤn Độ: Người dân thủ đô New Delhi sắp được dùng Wi-fi miễn phíASEAN và tiến trình xây dựng các thành phố thông minhSingapore, Hồng Kông và Paris là những thành phố đắt đỏ nhất đối với người nước ngoàiIndonesia lại xảy ra động đất mạnh 5,8 độThảm hoạ động đất ở Indonesia: Viện trợ tiếp tục đổ về thành phố Palu

Châu Á - Thái Bình Dương là khu vực có mức sống đắt đỏ nhất thế giới đối với người giàu có. Ảnh minh họa: Bloomberg/Báo Thanh Niên 

Trên đây là một số phát hiện quan trọng từ báo cáo của Ngân hàng Julius Baer khi khảo sát cho báo cáo phong cách sống toàn cầu.

Sau Thượng Hải, Tokyo (Nhật Bản) và Hongkong lần lượt là hai thành phố xếp hạng hai và ba. Tuy nhiên, bức tranh tổng thể vẫn còn khá hỗn hợp.

Được biết, một phần thành công của khu vực giúp tạo nên danh tiếng này là nhờ sự phục hồi nhanh chóng sau đại dịch COVID-19.

Theo nhận định của các chuyên gia, các thành phố châu Á đắt đỏ hơn là do tình hình dịch COVID-19 tại đây đã không quá nghiêm trọng như những gì xảy ra ở các thành phố khác trong bảng xếp hạng. Chính vì vậy, các thành phố ở châu Á có thể triển khai nhanh chóng việc bình thường hóa hoạt động.

Trong năm nay, do đồng dollar Mỹ và dollar Canada sụt giá, cũng như sự mất giá mạnh của đồng tiền ở Mỹ Latinh, châu Mỹ là nơi có giá cả phải chăng nhất. Thành phố Mexico và Vancouver là một trong những thành phố có giá cả phải chăng nhất trong bảng xếp hạng. Chỉ một thành phố ở châu Mỹ là New York vẫn nằm trong top 10 các thành phố đắt đỏ nhất.

Trong khi đó, Johannesburg của Nam Phi đã nổi lên là nơi có giá tốt nhất cho các mặt hàng xa xỉ trong chỉ số năm 2021. Tất cả các thành phố khác ở châu Âu, Trung Đông và châu Phi đều chứng kiến sự tăng trưởng về thứ bậc xếp hạng nhờ sức mạnh của đồng Euro và đồng Franc Thụy Sĩ, ngoại trừ London, do sự không chắc chắn của Brexit.

Đan Lê (Lược dịch từ Korea Herald & Dimsumdaily)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á - Thái Bình Dương:
ADB vạch ra lộ trình giải quyết tác động của 3 cuộc khủng hoảng hành tinh

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ngày hôm nay (25/11) công bố Kế hoạch Hành động Môi trường giai đoạn 2024 - 2030, vạch ra lộ trình giải quyết những tác động của 3 cuộc khủng hoảng hành tinh gồm: mất đa dạng sinh học, ô nhiễm và biến đổi khí hậu ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

ADB vạch ra lộ trình giải quyết tác động của 3 cuộc khủng hoảng hành tinh
Châu Á - Thái Bình Dương: Đảm bảo tương lai an toàn cho các cộng đồng dễ bị tổn thương

Biến đổi khí hậu là mối đe dọa đối với tăng trưởng, cơ sở hạ tầng và sinh kế ở châu Á - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, khu vực này có thể cải thiện khả năng bảo vệ tài chính trước các rủi ro khí hậu nghiêm trọng và hỗ trợ phát triển bền vững bằng cách giải quyết các khoảng cách về khả năng chi trả bảo hiểm, khả năng tiếp cận và nhận thức.

Châu Á - Thái Bình Dương Đảm bảo tương lai an toàn cho các cộng đồng dễ bị tổn thương
Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

Ghi nhận trong 10 tháng đầu năm 2024, thương mại của Trung Quốc đạt được với các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chạm mốc cao kỷ lục, vượt 21 nghìn tỷ NDT (2,91 nghìn tỷ USD). Kết quả này đã nhấn mạnh sự hội nhập kinh tế sâu rộng và kết nối thương mại mạnh mẽ giữa các bên.

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024
Return to top