Thế giới

Tiến sĩ Anthony Fauci khuyến nghị người Mỹ đeo 2 khẩu trang

ClockThứ Sáu, 29/01/2021 15:11
"Nếu bạn tạo một lớp che phủ, rồi lại phủ một lớp khác lên, rõ ràng là sẽ tạo hiệu quả cao hơn. Và đó là lý do mà chúng ta thấy người ta đeo hai khẩu trang khi không có khẩu trang N95", tiến sĩ Anthony Fauci, cố vấn y tế trưởng của Tổng thống Joe Biden, nói trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình gần đây.

Chuyên gia y tế: Số ca tử vong vì COVID-19 ở Mỹ có thể lên đến 200.000 ngườiĐảng Cộng sản Mỹ: Chế độ XHCN là ưu việt trong cuộc chiến chống Covid-19Chính quyền Mỹ đặt mua thêm 200 triệu liều vắc-xin Covid-19Mỹ đặt mục tiêu có đủ vaccine Covid-19 cho người dân vào mùa hèMỹ ghi nhận hơn 25 triệu ca mắc Covid-19

Joe Biden đeo hai khẩu trang, bên trong là khẩu trang y tế, bên ngoài là khẩu trang vải, khi tới một sự kiện vận động tranh cử tại Wilmington, Delaware, hôm 23/11/2020. Ảnh: AP

Biden và Phó tổng thống Kamala Harris thực tế đã đeo hai khẩu trang nhiều tuần nay. Tổng thống Mỹ thường xuyên đeo một khẩu trang y tế bên trong, bên ngoài là khẩu trang vải, trước, trong và sau lễ tuyên thệ nhậm chức.

Ngày Nhậm chức 20/1, ứng viên Bộ trưởng Giao thông Pete Buttigieg và bạn đời Chasten Buttigieg chụp ảnh selfie khi đeo hai khẩu trang. Amanda Gorman, cô gái đọc thơ trong lễ nhậm chức của Biden, cũng đeo khẩu trang y tế bên trong khẩu trang Prada.

Mitch Romney và Marco Rubio, hai nghị sĩ đảng Cộng hòa, cũng đeo hai lớp khẩu trang khi họp quốc hội giữa tháng 12/2020.

Nhiều nghiên cứu cho thấy khẩu trang một lớp không thực sự hiệu quả trong ngăn giọt bắn. Ngay cả khẩu trang vải hai hoặc ba lớp cũng chỉ có tác dụng bảo vệ một phần, khoảng 50-60%. Một nghiên cứu năm 2020 cho thấy khẩu trang y tế được làm từ ba lớp vải không dệt có hiệu quả bảo vệ khỏi giọt bắn khoảng 50%, bảo vệ trước bụi bặm khoảng 60-70%.

Nhưng đeo khẩu trang y tế bên trong khẩu trang vải sẽ "loại bỏ các hạt nhỏ khoảng 91%", Joseph Allen, phó giáo sư đại học y tế Havard, cho biết.

Hồi giữa tháng 12, Linsey Marr, giáo sư khoa kỹ thuật môi trường dân dụng tại Đại học công nghệ Virginia, chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực lây truyền virus qua đường khí dung, và tiến sĩ Monica Gandhi, giáo sư y khoa tại bệnh viện đa khoa San Francisco, đã xuất bản bài báo kêu gọi đeo hai khẩu trang.

"Để tạo tác dụng bảo vệ tối đa, hãy đeo khẩu trang vải bên ngoài khẩu trang y tế. Khẩu trang y tế sẽ đóng vai trò như bộ lọc, còn khẩu trang vải cung cấp thêm một lớp lọc nữa, đồng thời cải thiện độ khít với khuôn mặt", Marr và Gandhi gợi ý.

Tất nhiên, loại khẩu trang tốt nhất là N95, làm từ sợi dệt có điện tích giúp giữ lại hạt kích cỡ siêu nhỏ. Các sản phẩm tương tự bao gồm KN95 của Trung Quốc, FFP1 và FFP2 của châu Âu, P2 của Australia-New Zealand, 1st Class của Hàn Quốc và DS2 của Nhật Bản.

"Hãy cân nhắc đeo khẩu trang phẫu thuật thay vì khẩu trang vải, hoặc khẩu trang N95/KN95 thay vì khẩu trang phẫu thuật. Khẩu trang tốt hơn giúp giảm nguy cơ lây nhiễm các chủng virus mới", Tom Friedan, cựu giám đốc Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ (CDC), đăng bài trên Twitter hồi đầu tuần.

Nhưng CDC không khuyến khích người dân đeo khẩu trang N95 bởi lo ngại thiếu hàng cho nhân viên y tế, cũng như lo ngại rằng người dân có thể không quen với loại khẩu trang này bởi nó cản trở hô hấp.

"Tôi lo lắng rằng nếu đưa ra khuyến nghị hoặc yêu cầu mọi người đeo N95, họ sẽ không thể đeo chúng liên tục, bởi chúng gây khó thở và khó chịu nếu đeo trong thời gian dài", tiến sĩ Rochelle Walensky, giám đốc mới của CDC, nói hôm 27/1.

Dù đeo khẩu trang loại nào, hãy đảm bảo đeo đúng cách. Khẩu trang phải che kín mũi, cằm, sát da mặt, các chuyên gia y tế khuyến nghị.

Theo Vnexpress

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên

Hai công ty năng lượng Westinghouse Electric và CORE POWER vừa công bố thỏa thuận hợp tác phát triển nhà máy điện hạt nhân nổi (FNPP), đánh dấu bước tiến mới của Mỹ trong lĩnh vực đang được Nga và Trung Quốc dẫn đầu.

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên
Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ
Return to top