Thế giới

Tiếp cận internet và hợp tác kỹ thuật số trở nên thiết yếu trong thời đại dịch COVID-19

ClockThứ Tư, 06/05/2020 16:55
TTH - Khi đại dịch COVID-19 đang định hình lại cách chúng ta giữ liên lạc, làm việc, học tập và mua sắm những thứ thiết yếu trên khắp thế giới, việc thu hẹp khoảng cách kỹ thuật số cho 3,6 tỷ người vẫn chưa được tiếp cận với công nghệ trực tuyến trở nên chưa bao giờ quan trọng hơn, Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) khẳng định.

Lo ngại “làn sóng dịch bệnh thứ 2”khi các lệnh phong tỏa được nới lỏngLãnh đạo thế giới cam kết hơn 8 tỷ USD chống lại COVID-19

Nhu cầu truy cập internet để học tập, làm việc tăng cao trong thời đại dịch COVID-19. Ảnh minh họa: Laodong

Theo lời Tổng thư ký ITU Houlin Zhao, lưu lượng truy cập internet có thể đã tăng gấp 3 lần trong thời gian qua, khi ½ dân số thế giới phải ở nhà do các lệnh phong toả và hạn chế đi lại để ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19. Nhu cầu sử dụng băng thông rộng theo đó cũng gia tăng, khi các hội nghị trực tuyến và cuộc gọi thoại trên điện thoại thông minh tăng đột biến.

Đại diện ITU cho biết, các tài nguyên về công nghệ thông tin đã được bổ sung, có thể bao phủ các khu vực rộng lớn và hứa hẹn sẽ cho phép truy cập băng rộng với giá cả phải chăng cả ở những vùng nông thôn và vùng sâu vùng xa. ITU cũng cho rằng, việc tiếp cận internet trên toàn thế giới đã trở thành một nhu cầu thiết yếu trong bối cảnh hiện tại.

Ngoài ra, bà Doreen Bogdan-Martin, Giám đốc Cục Phát triển Viễn thông của ITU cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của các mối quan hệ hợp tác kỹ thuật số, như ITC đang làm với UNICEF, để đảm bảo rằng việc học của 1,5 tỷ trẻ em đang phải ở nhà do dịch bệnh có thể được cung cấp thông qua các nền tảng trực tuyến ở mọi nơi. Đồng thời, cần phải đẩy nhanh việc cung cấp các hướng dẫn bảo vệ trẻ em trực tuyến trên toàn cầu, khi tội phạm mạng có xu hướng gia tăng một cách đáng lo ngại trong cuộc khủng hoảng COVID-19.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ UN)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Liên kết hữu ích

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

UNCTAD: Cần chiến lược bền vững để giảm thiểu tác động môi trường của nền kinh tế kỹ thuật số

Mới đây, Cơ quan Thương mại và Phát triển của Liên hợp quốc (UNCTAD) đã công bố báo cáo cho thấy tác động đáng kể đến môi trường của lĩnh vực kỹ thuật số toàn cầu và gánh nặng không cân xứng mà các nước đang phát triển phải gánh chịu. Báo cáo nhấn mạnh rằng, trong khi số hóa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu và mang lại những cơ hội đặc biệt cho các nước đang phát triển thì hậu quả về môi trường của nó ngày càng trở nên nghiêm trọng. Đáng lưu ý, các nước đang phát triển vẫn bị ảnh hưởng không đồng đều cả về kinh tế và sinh thái do sự phân chia về phát triển và kỹ thuật số hiện có.

UNCTAD Cần chiến lược bền vững để giảm thiểu tác động môi trường của nền kinh tế kỹ thuật số
Thu hẹp khoảng cách kỹ thuật số ở châu Á - Thái Bình Dương

Số hóa là động lực thúc đẩy kết nối và hòa nhập, từ việc hỗ trợ mở tài khoản ngân hàng mới và hoạt động kinh doanh mới cho đến giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và tạo việc làm, các nền tảng và công nghệ kỹ thuật số mang lại lợi ích kinh tế to lớn.

Thu hẹp khoảng cách kỹ thuật số ở châu Á - Thái Bình Dương
Chuyện từ Sốnglab

“Tôi không cố gắng làm những điều khác biệt, chỉ làm điều bản thân nghĩ là đúng và nên làm, như khi khởi nghiệp với mô hình co-working space (mô hình chia sẻ không gian chung với nhiều doanh nghiệp khác nhau) tích hợp yếu tố văn hóa, nghệ thuật từ 8 năm trước. Và nay, là không gian nghệ thuật kỹ thuật số Sốnglab tại Huế” - nhà sáng lập Dương Đỗ chia sẻ.

Chuyện từ Sốnglab
ASEAN thúc đẩy niềm tin vào nền kinh tế kỹ thuật số

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang hướng tới phát triển một nền kinh tế kỹ thuật số mạnh mẽ, trị giá 1 nghìn tỷ USD vào năm 2030. Tuy nhiên, những thách thức như sự khác biệt về kinh tế - xã hội và các cơ chế quản lý cần phải được giải quyết.

ASEAN thúc đẩy niềm tin vào nền kinh tế kỹ thuật số
Return to top