Thế giới

UNCTAD: Cần chiến lược bền vững để giảm thiểu tác động môi trường của nền kinh tế kỹ thuật số

ClockThứ Tư, 24/07/2024 11:18
TTH - Mới đây, Cơ quan Thương mại và Phát triển của Liên hợp quốc (UNCTAD) đã công bố báo cáo cho thấy tác động đáng kể đến môi trường của lĩnh vực kỹ thuật số toàn cầu và gánh nặng không cân xứng mà các nước đang phát triển phải gánh chịu. Báo cáo nhấn mạnh rằng, trong khi số hóa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu và mang lại những cơ hội đặc biệt cho các nước đang phát triển thì hậu quả về môi trường của nó ngày càng trở nên nghiêm trọng. Đáng lưu ý, các nước đang phát triển vẫn bị ảnh hưởng không đồng đều cả về kinh tế và sinh thái do sự phân chia về phát triển và kỹ thuật số hiện có.

Nhật Bản đẩy nhanh thủ tục nhập cảnh khi làn sóng du lịch bùng nổNgành du lịch Nhật Bản lập kỷ lục, trở thành điểm đến du lịch hàng đầu thế giớiMaybank đặt mục tiêu mở rộng đầu tư, tăng gấp đôi tài sản ở Việt Nam vào năm 2027

 Chuyển đổi sang nền kinh tế kỹ thuật số tuần hoàn là cần thiết để thúc đẩy sự phát triển toàn diện và bền vững. Ảnh minh họa: Vneconomy

Trước tình hình đó, UNCTAD cho rằng cần phải có một cách tiếp cận cân bằng giữa việc khai thác sức mạnh của số hóa để thúc đẩy sự phát triển toàn diện và bền vững, đồng thời cũng phải giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường. Điều này đòi hỏi sự chuyển đổi sang nền kinh tế kỹ thuật số tuần hoàn, đặc trưng bởi tiêu dùng và sản xuất có trách nhiệm, sử dụng năng lượng tái tạo và quản lý rác thải điện tử toàn diện.

Nhằm nâng cao tính bền vững của tăng trưởng kỹ thuật số, UNCTAD mới đây đã đề xuất các mô hình kinh doanh đổi mới và các chính sách mạnh mẽ, bao gồm áp dụng các mô hình kinh tế tuần hoàn, ưu tiên tái chế, tái sử dụng và thu hồi vật liệu kỹ thuật số để giảm rác thải và tác động đến môi trường; thực hiện tối ưu hóa tài nguyên thông qua việc phát triển các chiến lược sử dụng nguyên liệu thô hiệu quả hơn và giảm mức tiêu thụ tổng thể. Song song đó, cần thực thi các tiêu chuẩn và quy định nghiêm ngặt hơn về môi trường để giảm thiểu tác động sinh thái của công nghệ kỹ thuật số; thúc đẩy đầu tư vào năng lượng tái tạo, đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển các công nghệ tiết kiệm năng lượng và thực hành kỹ thuật số bền vững. Đồng thời, UNCTAD nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hợp tác giữa các quốc gia để đảm bảo quyền truy cập công bằng vào các công nghệ và tài nguyên kỹ thuật số.

Đáng lưu ý, UNCTAD khuyến nghị cần tích hợp các chính sách kỹ thuật số và môi trường, kêu gọi hành động khẩn cấp và táo bạo để đảm bảo một nền kinh tế kỹ thuật số công bằng và có trách nhiệm với môi trường. Cách tiếp cận này nhằm mục đích cho phép các quốc gia được hưởng lợi từ những cơ hội mà nền kinh tế kỹ thuật số mang lại, đồng thời bảo vệ lợi ích và phúc lợi của các thế hệ hiện tại và tương lai.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ Nature)
ĐÁNH GIÁ
28.8
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Chung tay gìn giữ môi trường”

Được triển khai vào cuối tháng 9 vừa qua, mô hình “Chung tay gìn giữ môi trường” giai đoạn 2024 – 2025 do Công ty cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Huế (HEPCO) phối hợp cùng Ban Dân vận Thành ủy Huế thực hiện đang cho thấy những tín hiệu tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường tại các khu dân cư.

“Chung tay gìn giữ môi trường”
COP29: Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu

Cuối tuần qua, các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực công nghệ và môi trường tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP29 của Liên hợp quốc (LHQ) đang diễn ra ở Baku (Azerbaijan) đã thông qua một tuyên bố cam kết sử dụng công nghệ số để đẩy nhanh hành động vì khí hậu. Đồng thời, tuyên bố cũng cam kết nỗ lực giảm lượng khí thải carbon và ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất công nghệ và giải quyết vấn đề rác thải điện tử đang ngày càng gia tăng.

COP29 Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu
HEPCO kiến tạo môi trường làm việc số

Có bề dày gần 50 năm kinh nghiệm hoạt động chính trong lĩnh vực vệ sinh môi trường, Công ty cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Huế (HEPCO) đang triển khai các giải pháp để thích nghi với thời kỳ chuyển đổi số, một bước đi cần thiết nhằm đáp ứng các yêu cầu mới của ngành và sự phát triển không ngừng của xã hội.

HEPCO kiến tạo môi trường làm việc số
Return to top