Thế giới

“Tin giả” có thể làm dịch bệnh diễn biến tồi tệ hơn

ClockChủ Nhật, 16/02/2020 15:44
TTH.VN - Theo một nghiên cứu mới đây, sự gia tăng của nạn tin giả - bao gồm những thông tin sai lệch và cả những lời khuyên không chính xác trên các phương tiện truyền thông xã hội - có thể làm cho các đợt bùng phát dịch bệnh, ví như bùng phát của dịch viêm phổi cấp do chủng mới của virus corona (COVID-19) hiện đang lan rộng ở Trung Quốc hiện nay càng trở nên tồi tệ hơn.

Đại gia công nghệ đối mặt sức ép về tin giảWHO: Dịch sởi tái hoành hành mạnh mẽ ở châu ÂuBáo giới ASEAN kêu gọi chống tin giả

Theo giáo sư Hunter, tin giả không tôn trọng tính chính xác và thường dựa trên các thuyết âm mưu. Ảnh minh hoạ: Shutterstock 

Trong một phân tích về tác động của sự lan truyền những thông tin sai lệch làm ảnh hưởng đến sự lây lan của dịch bệnh, các nhà khoa học tại Đại học Anh East Anglia (UEA) cho rằng, mọi nỗ lực nhằm ngăn chặn thành công việc chia sẻ tin giả đều có thể giúp cứu sống mạng người.

Khi nói đến dịch COVID-19, đã có rất nhiều suy đoán, thông tin sai lệch và tin tức giả mạo lưu hành trên internet - về nguồn gốc của virus, nguyên nhân và sự lây lan của nó, Giáo sư y học Paul Hunter của UEA – người  đứng đầu nghiên cứu trên tiết lộ. Ông cũng nói thêm rằng, thông tin sai lệch có nghĩa là những lời khuyên xấu có thể lưu hành rất nhanh, và có thể làm thay đổi hành vi của con người khiến họ có nguy cơ đối mặt với những rủi ro lớn hơn.

Trong nghiên cứu, nhóm của giáo sư Hunter tập trung vào 3 bệnh truyền nhiễm khác, bao gồm dịch cúm, thuỷ đậu và norovirus (virus viêm dạ dày và ngộ độc thực phẩm), nhưng cho biết những phát hiện này cũng có thể hữu ích để đối phó với dịch COVID-19.

Theo giáo sư Hunter, tin giả không tôn trọng tính chính xác và thường dựa trên các thuyết âm mưu. Nghiên cứu này đã được đăng tải trên nhiều tạp chí chuyên ngành khác nhau.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng việc giảm 10% lượng lời khuyên có hại đang được lưu hành có tác động giảm nhẹ đến mức độ nghiêm trọng của dịch, và có tác động tương đương với việc ngăn cản 20% số người chia sẻ những lời khuyên có hại.

Được biết, trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã tạo ra các mô phỏng lý thuyết về sự bùng phát của norovirus, cúm và bệnh thủy đậu.

Các mô hình dựa trên các nghiên cứu về hành vi thực tế, cách các bệnh khác nhau lây lan, thời gian ủ bệnh và thời gian phục hồi cũng như tốc độ và tần suất đăng tải các thông tin trên phương tiện truyền thông xã hội và việc chia sẻ thông tin thực tế.

Đồng thời, nghiên cứu cũng tính đến việc niềm tin vào các cơ quan chức năng thấp hơn có liên quan đến xu hướng tin vào các thuyết âm mưu, cách mọi người tương tác trong “bong bóng thông tin” trên mạng. Giáo sư Hunter thừa nhận một thực tế đáng lo ngại là mọi người thường có xu hướng chia sẻ những lời khuyên xấu trên các phương tiện truyền thông xã hội hơn là những lời khuyên tốt từ các nguồn tin đáng tin cậy.

BẢO NGHI (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thuốc giảm cân hỗ trợ giảm nguy cơ tử vong vì COVID-19

Hãng tin CNBC ngày 3/9 đưa tin, theo kết quả của một loạt nghiên cứu được Tạp chí Journal of the American College of Cardiology (JACC) - tờ tạp chí tim mạch uy tín nhất của Mỹ thực hiện, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng những người sử dụng thuốc giảm cân Ozempic và Wegovy ít đối diện với nguy cơ tử vong vì COVID-19 hoặc bị tác dụng phụ từ loại virus này.

Thuốc giảm cân hỗ trợ giảm nguy cơ tử vong vì COVID-19
ĐỐI MẶT VỚI DỊCH ĐẬU MÙA KHỈ:
Cần rút bài học từ Covid-19

Khi đại dịch COVID-19 vừa kết thúc, với sự xuất hiện của một chủng virus mới, được biết đến là virus Mpox gây bệnh đậu mùa khỉ, cảnh báo về việc căn bệnh này đã và đang nghiêm trọng hơn ở châu Phi cũng như lây lan nhanh tại nhiều nước trên thế giới, sẽ giành được nhiều sự chú ý hơn.

Cần rút bài học từ Covid-19
Return to top