ClockThứ Năm, 23/08/2018 20:44

Báo giới ASEAN kêu gọi chống tin giả

TTH - Được xem như một thách thức toàn cầu, đại diện truyền thông của các nước ASEAN nhất trí rằng cuộc chiến chống lại những thông tin giả mạo và sai lệch phải là nỗ lực chung của tất cả các thành phần trong xã hội.

Đẩy mạnh ngành công nghiệp du lịch trong ASEAN"Bữa tiệc gia đình ASEAN" đặc sắc giữa lòng thủ đô CanadaSố hoá chuỗi cung ứng khu vực ASEAN

Đại diện các nước thành viên của CAJ tham dự diễn đàn. Ảnh: Thaipbs

Theo đó, các nhà báo và tổ chức truyền thông trong khu vực cho rằng cần chung tay chia sẻ những kinh nghiệm cũng như những phương cách tốt nhất để đối phó với hậu quả tai hại mà tin tức giả mạo tạo ra, như sự hỗn loạn, cảm giác thù địch hay thậm chí bạo lực trong nhiều xã hội.

Đầu tuần này, trong diễn đàn “Làm thế nào để ASEAN có thể chống lại nạn tin giả”  do Liên đoàn các nhà báo ASEAN (CAJ) tổ chức tại Bangkok cho các phương tiện truyền thông chính thống, đại diện truyền thông các nước tham dự đã chỉ rõ những ảnh hưởng mà tin tức giả mạo và không chính xác đang gây ra đối với mọi tầng lớp xã hội. Ở Singapore, không ít người bị lừa đảo bởi những thông tin sai lệch về thực phẩm và sức khỏe, và trong nhiều trường hợp nghiêm trọng hơn, đó là sự truyền bá tin tức giả mạo có hệ thống. Ở một số nước ASEAN khác, sự hiểu nhầm và hỗn loạn có thể xuất phát từ những bức ảnh đã bị chỉnh sửa và sai lệch hoàn toàn. Và ở những nước vốn có sự chia rẽ chính trị nghiêm trọng hoặc xung đột tôn giáo, tin tức giả mạo luôn có khả năng gây ra những cuộc đối đầu với những hậu quả nghiêm trọng.

Theo CAJ, để hạn chế tác động của vấn nạn này, người dân cần có nhận thức cao hơn, nhất là những người trong các cơ quan truyền thông, tổ chức dân sự và cơ quan nhà nước, song song với những nỗ lực phối hợp giữa các ban ngành để giáo dục xã hội. CAJ cũng nhấn mạnh rằng, việc tạo ra các xã hội thông tin và truyền thông có văn hoá là cách tiếp cận lâu dài và hiệu quả nhất để đối phó với nạn tin giả.

Quan trọng hơn, khi thách thức này không có ranh giới, các nhà báo và tổ chức truyền thông trong khu vực cần làm việc cùng nhau để chống lại nạn tin giả, thông qua việc chia sẻ thông tin và kinh nghiệm thực tiễn của mình.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ ANN & Thaipbs)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phòng, chống bạo lực học đường: Nhà trường và gia đình cần theo sát con trẻ

Bạo lực học đường thực sự luôn rình rập, hiện hữu ở bất cứ ngôi trường nào. Ngoài những học sinh cá biệt, có xu hướng bạo lực thì nhiều hành vi bạo lực xuất phát từ sự thiếu hiểu biết của học sinh. Các con chỉ nghĩ đơn giản “dọa cho bạn sợ” chứ không lường được những hậu quả, tổn thương tâm lý mà mình gây ra cho bạn học...

Phòng, chống bạo lực học đường Nhà trường và gia đình cần theo sát con trẻ
HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH ĐA DẠNG SINH HỌC LIÊN HỢP QUỐC COP16:
Tổng thư ký Liên hợp quốc kêu gọi “đầu tư đáng kể” để bảo vệ đa dạng sinh học toàn cầu

Theo tin từ AFP, Hội nghị các bên lần thứ 16 (COP16) của Công ước Liên hợp quốc (LHQ) về Đa dạng sinh học (CBD) vừa chính thức khai mạc hôm qua (21/10) tại thành phố Cali (Colombia), nơi chính quyền đang trong tình trạng báo động cao sau những lời đe dọa từ một nhóm vũ trang.

Tổng thư ký Liên hợp quốc kêu gọi “đầu tư đáng kể” để bảo vệ đa dạng sinh học toàn cầu
Return to top