Thế giới

Tình trạng khẩn cấp có thể khiến nền kinh tế Nhật Bản "sụt giảm kép"

ClockThứ Bảy, 16/01/2021 09:43
Ngày 15/1, hãng tin NHK của Nhật Bản công bố ước tính của các tổ chức tư vấn tư nhân cho thấy, việc chính phủ ban bố tình trạng khẩn cấp do COVID-19, rút ngắn giờ làm việc của nhà hàng, người dân cũng ít ra ngoài hơn sẽ dẫn đến tiêu dùng cá nhân giảm mạnh và có thể kéo nền kinh tế Nhật Bản giảm 0,3% đến 0,88% năm 2021.

Châu Á: Thời tiết giá rét khiến giá năng lượng tăng vọtTừ Nhật Bản đến Mỹ, người trẻ từ bỏ tìm việcNhật Bản đặt mục tiêu phát triển máy bay không người lái vào trước 2035Nhật Hoàng tri ân các nhân viên y tế trong cuộc chiến chống dịch bệnhNam Phi thắt chặt lệnh cấm, tăng cường hạn chế để chống dịch COVID-19

Ảnh minh hoạ: Knnit

Đến nay, 11 tỉnh thành, chiếm phân nửa trong 126 triệu dân Nhật Bản chịu ảnh hưởng bởi tình trạng khẩn cấp. Theo chuyên gia kinh tế Toshihiro Nagahama của Viện nghiên cứu Dai-ichi Life, các biện pháp như chấm dứt các chương trình khuyến mãi du lịch và rút ngắn giờ làm việc tại nhà hàng có thể làm giảm 0,5% nền kinh tế Nhật Bản vào năm 2021 và khiến 147.000 người thất nghiệp. Nền kinh tế Nhật Bản sẽ rơi vào tình trạng tăng trưởng âm trong quý 1 năm 2021, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kỳ vọng phục hồi của doanh nghiệp, thậm chí các công ty phải đóng cửa và sa thải công nhân.

Kể từ quý 4 năm 2019, nhu cầu tiêu dùng trong nước yếu là lực cản lớn đối với nền kinh tế Nhật Bản. Trong quý 3 năm 2020, tiêu dùng cá nhân của Nhật Bản đã phục hồi 5,1%, nhưng so với mức giảm mạnh 8,1% trong quý 2 trước đó chứng tỏ mức phục hồi là không rõ ràng.

Tuy vậy, tháng 12/2020, Chính phủ Nhật Bản đã công bố dự báo kinh tế của Nhật Bản ​​sẽ tăng 4% trong năm tài chính từ tháng 4/2021 đến tháng 3/2022. Dự báo lạc quan này của chính phủ Nhật Bản gặp phải sự phản đối của nhiều chuyên gia kinh tế, bởi dịch COVID-19 ở Nhật Bản tiếp tục gia tăng, trong khi việc sử dụng vaccine vẫn chưa có tín hiệu tích cực.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhật Bản ghi nhận thặng dư tài khoản vãng lai kỷ lục

Nhật Bản đã ghi nhận mức thặng dư tài khoản vãng lai kỷ lục 15,82 nghìn tỷ yen (tương đương 103 tỷ USD) trong nửa đầu năm tài chính 2024, được thúc đẩy bởi lợi nhuận gia tăng từ các khoản đầu tư nước ngoài trong bối cảnh đồng yen yếu đi.

Nhật Bản ghi nhận thặng dư tài khoản vãng lai kỷ lục
Thu hút vốn FDI từ Nhật Bản

Với tổng số vốn đăng ký 248 triệu USD, chiếm 15% về số lượng và 5,4% về vốn đầu tư nước ngoài (FDI) toàn tỉnh, doanh nghiệp (DN) Nhật Bản đang là đối tác quan trọng trong việc kêu gọi đầu tư FDI vào Thừa Thiên Huế.

Thu hút vốn FDI từ Nhật Bản
Return to top