Thế giới

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc thăm Pakistan thúc đẩy viện trợ cho hàng triệu người bị lũ lụt

ClockThứ Sáu, 09/09/2022 17:10
TTH.VN - Người đứng đầu Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres hôm nay (9/9) đã bắt đầu chuyến thăm 2 ngày tới Pakistan với hy vọng sẽ thúc sự hỗ trợ toàn cầu cho quốc gia vừa trải qua các đợt lũ lụt kinh hoàng, dẫn tới cuộc khủng hoảng nhân đạo ảnh hưởng đến hàng triệu người dân trong nước.

Lũ lụt ở Pakistan gây thiệt hại lên đến 10 tỷ USDMưa lũ làm ít nhất 53 người thiệt mạng ở phía tây bắc Pakistan, Kashmir

Một phần ba diện tích Pakistan bị ảnh hưởng bởi lũ lụt. Ảnh: Nhandan

Một phần ba diện tích đất nước – tương đương với diện tích của Vương quốc Anh - đã bị nhấn chìm trong các đợt lũ vừa qua, sau những trận mưa kỷ lục.

Giới chức Pakistan ước tính sẽ tốn ít nhất 10 tỷ USD để tái xây dựng và sửa chữa các cơ sở hạ tầng bị hư hỏng - một khoản tiền được cho là nằm ngoài khả năng của quốc gia đang chìm sâu vào nợ nần này, nhưng ưu tiên hiện nay là thực phẩm và nơi ở cho hàng triệu người vô gia cư.

Trong một dòng tweet trên đường tới Pakistan, Tổng thư ký Guterres bày tỏ mong muốn “ở bên người dân trong thời điểm họ cần, khuyến khích sự ủng hộ của quốc tế và hướng sự tập trung toàn cầu vào những hậu quả kinh hoàng của biến đổi khí hậu”.

Pakistan thường đón những trận mưa lớn trong mùa gió mùa hàng năm, điều này rất quan trọng đối với nông nghiệp và nguồn cung cấp nước. Tuy nhiên, trận mưa như trút dữ dội như năm nay là điều chưa từng thấy trong nhiều thập kỷ qua. Theo các quan chức Pakistan, biến đổi khí hậu đang làm tăng tần suất và cường độ của các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt trên khắp thế giới.

Pakistan chịu trách nhiệm cho chưa tới 1% lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu, nhưng đứng thứ 8 trong danh sách các quốc gia được coi là dễ bị tổn thương nhất do thời tiết khắc nghiệt vì biến đổi khí hậu gây ra, dữ liệu thù tổ chức phi chính phủ Germanwatch cho thấy.

Một kế hoạch cứu trợ lũ lụt do chính phủ Pakistan và Liên Hiệp Quốc thực hiện vào tháng trước đã kêu gọi ngay lập tức 160 triệu USD tài trợ quốc tế để hỗ trợ nước này, và viện trợ đã đến. Hôm 8/9, một chiếc C-17 của Không quân Mỹ đã hạ cánh, mang theo nhiều lều bạt và những vật dụng rất cần thiết để làm nơi trú ẩn tạm thời cho những người phải sơ tán.

Văn phòng khí tượng cho biết lượng mưa trút xuống Pakistan trong năm nay đã cao gấp 5 lần so với bình thường, kéo theo những hậu quả hết sức nghiêm trọng: lũ quét trên các con sông ở miền núi phía bắc đã cuốn trôi đường xá, cầu cống và các tòa nhà trong vài phút, và sự tích tụ nước chậm ở đồng bằng phía nam đã nhấn chìm hàng trăm nghìn km2 đất; hàng nghìn khu cắm trại tạm thời đã mọc lên như nấm trên những mảnh đất khô cằn ở phía nam và phía tây khi người dân phải sơ tán vì lũ lụt.

Với việc người và gia súc phải chen chúc chật chội trong các khu trại tạm khiến đây trở thành nơi bùng phát dịch bệnh, với nhiều trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, bệnh ghẻ…

Theo báo cáo mới nhất của Cơ quan Quản lý Thảm họa Quốc gia Pakistan, chỉ trong mùa mưa năm nay, lũ lụt đã khiến gần 1.400 người thiệt mạng, gần 7.000 km đường bị hư hại, khoảng 246 cây cầu bị cuốn trôi và hơn 1,7 triệu ngôi nhà và cơ sở kinh doanh bị phá hủy.

BẢO NGHI (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tổ chức Lao động quốc tế (ILO):
Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu

Hơn 70% lực lượng lao động toàn cầu phải đối mặt với những rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng mỗi năm, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) ngày 22/4 cho biết; đồng thời lưu ý, các chính phủ sẽ cần phải hành động khi những con số tăng lên.

Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu
“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu

Châu Âu đang ngày càng phải đối mặt với những đợt nắng nóng gay gắt đến mức cơ thể con người không thể chịu được, khi biến đổi khí hậu tiếp tục làm nền nhiệt toàn cầu tăng cao, cơ quan giám sát khí hậu Copernicus của EU và Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết.

“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu
Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20%

Một nghiên cứu do chính phủ Đức hỗ trợ cho thấy đến giữa thế kỷ này, thiệt hại đối với nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, năng suất và sức khỏe con người do biến đổi khí hậu ước tính có thể lên đến khoảng 38.000 tỷ USD/năm, tức gần 1/5 GDP toàn cầu, bất kể nhân loại có cắt giảm khí carbon gây ô nhiễm mạnh mẽ đến đâu.

Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20
Return to top