Thế giới

Trái đất vừa ghi nhận tháng 7 nóng nhất lịch sử

ClockThứ Ba, 13/08/2024 16:01
TTH.VN - Hãng thông tấn AFP ngày hôm nay (13/8) trích dẫn báo cáo từ Cơ quan Quản lý khí quyển và đại dương quốc gia Mỹ (NOAA) cho hay, tháng 7 vừa qua là tháng 7 nóng nhất trong lịch sử, trở thành tháng thứ 14 liên tiếp phá vỡ kỷ lục về nhiệt độ.

Olympic bị tác động bởi biến đổi khí hậu Liên hiệp quốc yêu cầu hành động khẩn về tình trạng nắng nóng cực độ

 Người dân đi bộ dưới thời tiết nắng nóng tại London, Anh. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Báo cáo hàng tháng từ NOAA cũng lưu ý, năm 2024 hiện có 77% khả năng trở thành năm ấm nhất trong lịch sử.

Được biết, các số liệu tính toán của NOAA có sự chênh lệch so với Cơ quan Giám sát biến đổi khí hậu Copernicus (C3S) của Liên minh châu Âu (EU), đơn vị sử dụng một bộ dữ liệu khác đã tính toán nhiệt độ trung bình của tháng 7 thấp hơn một chút so với tháng 7 năm 2023.

Tuy nhiên, cả hai cơ quan này đều nhất trí về xu hướng đáng báo động của nhiệt độ phá vỡ kỷ lục, khi trong năm 2023, thế giới đã chứng kiến tháng này qua tháng khác nhiệt độ đạt những mức cao mới.

Theo NOAA, năm 2024 chắc chắn sẽ là 1 trong 5 năm nóng nhất trong lịch sử. Vào tháng 7/2024, nhiệt độ toàn cầu cao hơn 1,21 độ C so với mức trung bình của thế kỷ 20 là 15,8 độ C.

Tháng 7 vừa qua cũng đã chứng kiến một loạt các đợt sóng nhiệt trên khắp các quốc gia Địa Trung Hải và vùng Vịnh. Trong đó, châu Phi, châu Âu và châu Á ghi nhận tháng 7 nóng nhất trong lịch sử, trong khi Bắc Mỹ đã trải qua tháng 7 nóng thứ hai trong lịch sử.

Cũng theo NOAA, nhiệt độ đại dương ghi nhận tháng 7 ấm thứ hai từ trước đến nay. Trong khi đó, các nhà khoa học tại Copernicus lưu ý: “Nhiệt độ không khí trên đại dương vẫn cao bất thường ở nhiều khu vực”, mặc dù có sự thay đổi từ hình thái thời tiết El Nino sang hình thái thời tiết La Nina có tác dụng làm mát.

Năm 2023 cũng là năm ấm nhất trong lịch sử. “Những tác động tàn khốc của biến đổi khí hậu đã bắt đầu từ trước năm 2023 và sẽ tiếp tục cho đến khi lượng khí thải nhà kính toàn cầu đạt mức ròng bằng 0”, bà Samantha Burgess, Phó Giám đốc Copernicus nhận định.

Trong một nghiên cứu liên quan được công bố trước đó vào ngày 12/8, nhiệt độ cao đã gây ra gần 50.000 ca tử vong ở khu vực châu Âu trong năm 2023. Theo các nhà khoa học, nhiệt độ cao đang trở nên tồi tệ hơn do lượng khí thải carbon.

Cụ thể, nghiên cứu của Viện Y tế toàn cầu Barcelona ước tính, 47.690 người đã tử vong liên quan đến nắng nóng trong năm ấm nhất thế giới, và là năm ấm thứ hai được ghi nhận ở châu Âu.

Được công bố trên Tạp chí Nature Medicine, nghiên cứu đã thu thập các hồ sơ ghi chép về nhiệt độ và tỷ lệ tử vong từ 35 quốc gia trên khắp lục địa này. Trong đó, các tác giả nhấn mạnh, người lớn tuổi có nguy cơ cao nhất, với các quốc gia ở Nam Âu bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi nắng nóng.

Hơn một nửa số ca tử vong xảy ra trong 2 giai đoạn nắng nóng cao điểm vào giữa tháng 7 và tháng 8, trong bối cảnh Hy Lạp phải vật lộn với các vụ cháy rừng nghiêm trọng. Nhiệt độ đã chạm ngưỡng 44 độ C vào ngày 18/7 tại Sicily.

“Kết quả nghiên cứu nêu bật tầm quan trọng của việc thích ứng trong quá khứ và hiện tại trong việc cứu sống mọi người trong những mùa hè gần đây”, các tác giả cho biết.

Bên cạnh đó, báo cáo cũng chỉ ra “tính cấp thiết của các chiến lược hiệu quả hơn để giảm gánh nặng tử vong của những mùa hè nóng hơn sắp tới”; đồng thời kêu gọi các biện pháp chủ động hơn nhằm chống lại tình trạng nóng lên toàn cầu.

Châu Âu, nơi Liên hợp quốc (LHQ) cho biết nhiệt độ đang tăng nhanh hơn so với phần còn lại của thế giới, đã trải qua một số lượng ngày càng tăng của các đợt sóng nhiệt nghiêm trọng kể từ đầu thế kỷ này. Các nhà khoa học cho hay, biến đổi khí hậu đang khiến các hiện tượng thời tiết cực đoan như sóng nhiệt xảy ra thường xuyên hơn, kéo dài hơn và dữ dội hơn.

THANH NGÂN (Lược dịch từ AFP & Reuters)
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tìm hiểu truyền thống văn hóa lịch sử:
Cách làm hay ở Kim Long

Đảng ủy phường Kim Long (TP. Huế) đã tổ chức cuộc thi trực tuyến tìm hiểu truyền thống văn hóa lịch sử cách mạng địa phương. Đây là hình thức truyền thông giáo dục sinh động, không chỉ giúp lan tỏa giá trị lịch sử mà còn góp phần nâng cao nhận thức trong các tầng lớp Nhân dân…

Cách làm hay ở Kim Long
Cử tri kỳ vọng về những quyết sách “lịch sử”

Chưa bao giờ một kỳ họp Quốc hội được cử tri, Nhân dân Thừa Thiên Huế mong chờ đến thế. Cũng đúng thôi khi trong chương trình nghị sự tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV (Kỳ họp), Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương sẽ được Quốc hội xem xét, thảo luận.

Cử tri kỳ vọng về những quyết sách “lịch sử”
Khơi gợi niềm yêu thích với lịch sử

Kết thúc kỳ nghỉ hè vừa qua, nhiều học sinh đã có những chuyến tham quan đến các khu di tích in đậm dấu ấn lịch sử. Tôi đặc biệt ấn tượng khi bắt gặp hai ông cháu ở Phong Điền vào Huế từ rất sớm. Người ông là cựu chiến binh, dẫn cháu trai 10 tuổi đến tham quan Kỳ Đài, Đại Nội và dừng lại khá lâu ở làng Dương Nỗ. Ông bảo, tối qua tôi phải vào đọc thêm tư liệu để có “vốn liếng” mới thuyết minh được cho cháu khi đến những điểm di tích. Cậu bé có vẻ thích thú với các câu chuyện lịch sử nên cứ hỏi mãi, bày tỏ mong muốn tìm hiểu, khám phá về di sản văn hóa.

Khơi gợi niềm yêu thích với lịch sử
Return to top