Thế giới

Trang mạng Foreignpolicy đánh giá cao năng lực lãnh đạo của Việt Nam

ClockChủ Nhật, 02/08/2020 09:27
Trang mạng Foreignpolicy ngày 31/7 đăng bài viết nhan đề “Vietnam steps up to take ASEAN leadership role" (Việt Nam đảm nhiệm vai trò lãnh đạo ASEAN), trong đó nhấn mạnh vào tháng 11 năm ngoái, Việt Nam tiếp quản vai trò Chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 2020, ngay khi đó Việt Nam đã chuẩn bị ứng phó với các thách thức và đã sẵn sàng cho năm quan trọng này, khi không chỉ đảm nhiệm cương vị Chủ tịch luân phiên ASEAN mà còn là ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

Quyền lãnh đạo của Việt Nam ở ASEAN: Cơ hội trong khủng hoảngHàn Quốc: Việt Nam đảm đương hiệu quả vai trò Chủ tịch ASEANViệt Nam kêu gọi bảo vệ, thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ ở AfghanistanViệt Nam-ASEAN khẳng định vị thế hợp tác khu vực và thế giới

Theo bài viết, Việt Nam đã nhiều lần chứng minh khả năng tổ chức các diễn đàn khu vực quan trọng và thậm chí các cuộc gặp cấp cao có ý nghĩa toàn cầu, như Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều đầy thách thức tại Hà Nội năm ngoái.

Tác giả bài viết cho rằng đây là bước tiến đáng chú ý khi mà Việt Nam mới chỉ thoát khỏi sự bao vây cô lập và bình thường hóa quan hệ với Mỹ và gia nhập ASEAN vào giữa những năm 1990.

Trang mạng Foreignpolicy nêu rõ thực tế cho thấy các biện pháp đối phó "ấn tượng" của Việt Nam với dịch bệnh COVID-19 đến thời điểm hiện nay đã giành được nhiều sự tôn trọng và công nhận từ các nước láng giềng, bao gồm cả các nước phát triển hơn như Singapore, Thái Lan và Malaysia.

Các nhà kinh tế từ Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự đoán rằng Việt Nam có các cơ hội cao nhất trong khu vực để thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế thời kỳ hậu COVID-19 trong một trạng thái tương đối tốt hơn.

Đây là một sự chuyển đổi quan trọng về vị trí của Việt Nam trong ASEAN, vốn được coi là nước đến sau trong nền kinh tế thị trường.

Về mặt ngoại giao, Việt Nam đã và đang đảm nhiệm một vai trò quan trọng hơn trong ASEAN. Bài báo nhấn mạnh Việt Nam rất coi trọng các quy tắc của ASEAN và duy trì chính sách đối ngoại nhất quán và đã đẩy mạnh xã hội hóa các quy tắc này đối với các thành viên mới hơn.

Theo trang mạng “Foreignpolicy”, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng đang bao trùm thế giới, mục tiêu chính của năm Chủ tịch 2020 của Việt Nam là duy trì sự thống nhất và đoàn kết của ASEAN.

Những kỳ vọng lớn từ các nước thành viên ASEAN khác và các đối tác đối thoại đã phản ánh mức độ tin tưởng vào năng lực ngoại giao của Việt Nam. 

Theo TTXVN/Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam

Dừng bước ở tứ kết trước U23 Iraq với tỷ số sít sao 0-1, U23 Việt Nam phần nào cho thấy những nỗ lực lớn, hoàn thành được mục tiêu tối thiểu trong tình thế khó khăn của bóng đá nước nhà. Các cầu thủ trẻ có tiềm năng phát triển nếu được trọng dụng và tạo điều kiện cọ xát.

Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam
ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Học giả Argentina ca ngợi chiến thắng 30/4/1975 của Việt Nam

Ngày 30/4/1975, ngày Việt Nam hoàn toàn thống nhất là một sự kiện vô cùng trọng đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam và lịch sử thế giới, điều phối viên Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Viện Quan hệ quốc tế Đại học quốc gia La Plata, Argentina, ông Ezequiel Ramoneda khẳng định.

Học giả Argentina ca ngợi chiến thắng 30 4 1975 của Việt Nam
Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến trường kỳ chín năm chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ.

Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ
Đón dòng vốn FDI dịch chuyển sang Việt Nam

Năm 2024 được dự báo là điểm khởi đầu của làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lần thứ tư vào Việt Nam. Nhiều địa phương đã chủ động chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết để sẵn sàng đón dòng vốn ngoại, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Đón dòng vốn FDI dịch chuyển sang Việt Nam
Return to top