Thế giới

Trung Quốc dùng cuộc gặp ASEAN che lấp vấn đề Biển Đông

ClockThứ Sáu, 16/10/2015 16:45
TTH.VN - Ngày 16-10, Trung Quốc khai mạc hội nghị với bộ trưởng quốc phòng các nước ASEAN. Giới quan sát nhận định Bắc Kinh đang muốn tận dụng diễn đàn quốc tế để đánh bóng hình ảnh và lấp liếm vấn đề Biển Đông.

 

Đảo nhân tạo Trung Quốc xây trái phép trên Biển Đông đang gây lo ngại lớn - Ảnh: CSIS

Đây là lần đầu tiên Trung Quốc tổ chức Hội nghị bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc - ASEAN không chính thức (CADMIM). Tuy nhiên hội nghị nhiều khả năng sẽ né tránh vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông.

Trong bài phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn không hề nhắc đến Biển Đông mà chỉ nhấn mạnh về mối đe dọa khủng bố, cực đoan, thiên tai…

“Trung Quốc muốn hợp tác và đối thoại với các cơ quan quốc phòng ASEAN để bảo vệ hòa bình và ổn định khu vực, chung tay xây dựng môi trường an ninh vững mạnh” - ông Thường tuyên bố.

Giới phóng viên quốc tế không được phép dự họp và không rõ các bộ trưởng thảo luận những gì.

Phớt lờ vấn đề Biển Đông

Sau CADMIM sẽ là Diễn đàn Xiangshan, nơi các nhà phân tích, lãnh đạo quân sự từ nhiều nước tới thảo luận các vấn đề an ninh, hàng hải và chống khủng bố ở châu Á - Thái Bình Dương.

“Trung Quốc muốn dùng các diễn đàn này để quảng bá quan điểm của họ, giải thích chính sách của họ và đánh bóng hình ảnh an ninh đất nước họ” - AP dẫn lời chuyên gia an ninh Li Mingjiang thuộc ĐH Công nghệ Nanyang ở Singapore.

“Vì cuộc gặp được tổ chức tại Bắc Kinh, rất khó để đại diện các nước chỉ trích Trung Quốc về những chính sách gây hấn của nước này trên Biển Đông. Đồng thời ASEAN cũng không có sự đoàn kết về vấn đề này” - chuyên gia Li nhận định.

Do đó, các nhà quan sát dự báo CADMIM và Diễn đàn Xiangshan sẽ chỉ tập trung thảo luận các lĩnh vực hợp tác an ninh truyền thống, trao đổi quân sự và an ninh khu vực nói chung. Trung Quốc cũng đang quảng bá khái niệm “an ninh châu Á”, kêu gọi các nước châu Á tự quyết định an ninh khu vực.

Giới quan sát cho biết ý đồ của Bắc Kinh là thuyết phục các nước châu Á rằng khu vực không cần đến đối tác bên ngoài như Mỹ hay các liên minh quân sự như Mỹ và Nhật để đảm bảo an ninh khu vực. Mục tiêu tối hậu vẫn là tìm cách giảm vai trò của Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương.

Trong báo cáo mới đây của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS), nhà phân tích Kim Fassler của Bộ Quốc phòng Mỹ cho rằng việc Trung Quốc cố áp đặt quan điểm của nước này tại CADMIM và Diễn đàn Xiangshan sẽ chỉ khiến các nước khu vực càng thêm lo ngại.

Ngoài ra, Trung Quốc tăng dữ dội chi tiêu quân sự, đang triển khai nhiều tàu chiến, tên lửa và máy bay trong khu vực. Ở biển Hoa Đông, Trung Quốc liên tục gây hấn với Nhật, đơn phương lập ADIZ. Vì vậy, sự lo ngại của cộng đồng quốc tế ngày càng gia tăng.

Nhà phân tích Kim Fassler cho rằng nếu cứ lấp liếm, thay vì đối thoại song phương thực chất ở CADMIM và Diễn đàn Xiangshan, Trung Quốc sẽ không thể trấn an được ai về các ý đồ mờ ám của nước này trong khu vực. 

Theo Tuổi Trẻ
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên

Theo ước tính vừa được Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố ngày 24/4, trận động đất nghiêm trọng ở miền Trung Nhật Bản vào ngày đầu năm mới 2024 đã có tác động tiêu cực đến kinh tế nước này, với thiệt hại có thể lên tới 115 tỷ yên (743 triệu USD) trong quý I/2024, tức gần 0,1% GDP danh nghĩa của cả nước.

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên
Return to top