Thế giới

Trung Quốc: Gần 12 triệu thí sinh tham gia kỳ thi đại học “gaokao”

ClockThứ Tư, 08/06/2022 14:45
TTH.VN - Đây được xem là kỳ thi quan trọng nhất của Trung Quốc bởi nó sẽ đóng một vai trò lớn trong việc “định hình số phận của thí sinh”.

Hôm nay, gần 11 triệu thí sinh của Trung Quốc bước vào kỳ thi đại họcTrung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2022 thấp nhất trong nhiều thập kỷTrung Quốc, ASEAN mở ra kỷ nguyên mới về thịnh vượng và phát triển chungTrung Quốc nộp văn kiện phê chuẩn RCEP cho Tổng thư ký ASEANMỹ-Trung đánh giá việc thực thi thỏa thuận thương mại giai đoạn mộtMỹ, Trung Quốc sẽ bắt đầu vòng đàm phán thương mại mới nhất vào ngày 10/10

Gần 12 triệu thí sinh tham dự kỳ thi đại học khốc liệt ở Trung Quốc với tỷ lệ chọi cao. Ảnh minh họa: China Daily/VTV.vn

Thời điểm đặc biệt

Ngày 7/6, “gaokao” – kỳ thi đại học diễn ra tại Trung Quốc chính thức bắt đầu với ghi nhận kỷ lục 11,93 triệu thí sinh tham gia. Đây được xem là kỳ thi quan trọng nhất của Trung Quốc bởi nó sẽ đóng một vai trò lớn trong việc “định hình số phận của thí sinh”.

Theo Bộ Giáo dục Trung Quốc, mức kỷ lục về lượng thí sinh tham gia kỳ thi gaokao năm nay đã tăng 1,15 triệu người so với năm 2021. Ngoại trừ việc hoãn lại ở Thượng Hải, kỳ thi đã chính thức bắt đầu vào ngày 7/6.

Được mệnh danh là thế hệ của COVID-19, các học sinh tốt nghiệp trung học trong năm nay của Trung Quốc đã trải qua một chặng đường đặc biệt và đầy thử thách như hai năm chống chọi với đại dịch vừa qua.

Những người trẻ tham dự kỳ thi năm nay, còn được gọi là thế hệ Gen Z, sinh vào cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000 được cho là tự tin và lạc quan hơn rất nhiều khi đối mặt với đa dạng thử thách. Đối với một số thí sinh, tham gia những kỳ thi quan trọng nhất trong điều kiện hạn chế gây nên bởi dịch bệnh chỉ là một trong những thử thách mà rốt cuộc họ cũng phải vượt qua trong đời.

Hành động để đảm bảo an toàn, trôi chảy cho kỳ thi

Năm nay, chính sách phong tỏa, cách ly nghiêm ngặt được triển khai để phòng chống sự lây lan của đại dịch đã khiến các học sinh phải học từ xa tại nhà từ tháng 5 để chuẩn bị cho kỳ thi. Bên cạnh việc tuân thủ những biện pháp chống dịch do chính phủ ban hành, nhà trường cũng thu thập dữ liệu về nhiệt độ cơ thể và lịch trình hằng ngày của học sinh để đảm bảo an toàn cho các em, đồng thời cũng yêu cầu phụ huynh học sinh nộp mã y tế của con em.

Trong khuôn khổ kỳ thi “gaokao” năm nay, tổng số 330.000 điểm thi đã được thiết lập trên cả nước, với Bắc Kinh, Liêu Ninh, Tứ Xuyên đã thiết lập những điểm thi đặc biệt cho 12 thí sinh trẻ tuổi nhiễm COVID-19 đang được cách ly, theo dõi và điều trị tại bệnh viện dã chiến. Trên toàn quốc, 120 thí sinh bị cách ly đã tham dự kỳ thi tại điểm thi lập nên ngay tại nơi cách ly, phương tiện truyền thống Trung Quốc thông tin.

Bất chấp tình hình dịch bệnh đang suy yếu ở Thượng Hải và Bắc Kinh và những khu vực khác, một kỳ thi quy mô như vậy vẫn là một bài test lớn đối với ban tổ chức nhằm đảm bảo an toàn và sức khỏe cho mọi người, cũng như đảm bảo cho sự vận hành suôn sẻ của kỳ thi.

Sẽ có khoảng 54.000 học sinh ở Bắc Kinh tham gia kỳ thi đại học quốc gia năm 2022 này. Để đảm bảo an toàn, một danh sách các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 đã được đưa ra.

Bên cạnh những điều này, việc hỗ trợ tư vấn tâm lý, giúp các em đảm bảo sức khỏe tâm thần trước kỳ thi cũng là một phương pháp vô cùng quan trọng và đã được thực hiện bởi các giáo viên.

Được biết, kể từ khi gaokao quay trở lại cách đây hơn 40 năm, kỳ thi đã chứa đựng và truyền đi ý nghĩa vô cùng to lớn cho học sinh Trung Quốc trong con đường trưởng thành của họ. Zhang Yiwu, Giáo sư Đại học Bắc Kinh chia sẻ với phóng viên báo Global Times rằng đây được coi là cách công bằng và hiệu quả nhất để chọn ra những ứng cử viên, thành viên của các trường đại học, cao đẳng và hệ thống này vẫn luôn giữu cho mình một sức mạnh vô cùng to lớn.

“Mỗi thế hệ đều có một thế mạnh riêng. Các kỳ thi hiện nay có tính cạnh tranh cao. Các thí sinh buộc phải dự thi bởi họ không có nhiều lựa chọn. Thật khó để nhận xét rằng gaokao đã trở nên khó hơn hay dễ hơn thời điểm vài thập kỷ trước”, Giáo sư Zhang Yiwu nhấn mạnh.

Đan Lê (Lược dịch từ Global Times & Xinhua)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2024:
Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bài phát biểu bằng văn bản tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương đan xen sâu sắc vào cấu trúc toàn cầu hóa kinh tế và hiện là một cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau với những lợi ích chung và tương lai chung.

Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa
Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

Ghi nhận trong 10 tháng đầu năm 2024, thương mại của Trung Quốc đạt được với các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chạm mốc cao kỷ lục, vượt 21 nghìn tỷ NDT (2,91 nghìn tỷ USD). Kết quả này đã nhấn mạnh sự hội nhập kinh tế sâu rộng và kết nối thương mại mạnh mẽ giữa các bên.

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024
Trung Quốc khảo sát tìm hiểu “nỗi sợ sinh con” của người dân

Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) đang tiến hành khảo sát 30.000 người để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ đối với việc sinh con và “nỗi sợ sinh con” của người dân, trong bối cảnh chính quyền nước này phải chật vật để thúc đẩy tỷ lệ sinh đang suy giảm.

Trung Quốc khảo sát tìm hiểu “nỗi sợ sinh con” của người dân
Return to top