Thế giới

Trung Quốc kêu gọi hợp tác G20 mạnh mẽ hơn để đẩy mạnh chủ nghĩa đa phương, phát triển toàn cầu

ClockChủ Nhật, 05/03/2023 16:42
Bộ trưởng Ngoại giao giao Trung Quốc Tần Cương mới đây kêu gọi các thành viên nhóm G20 hợp tác chặt chẽ hơn trong việc tăng cường chủ nghĩa đa phương và thúc đẩy phát triển toàn cầu.

Hội nghị các Bộ trưởng Tài chính G20 tập trung bàn về vấn đề nợ và tiền điện tửTổng thống Ấn Độ: G20 là diễn đàn định hình một thế giới tốt đẹp hơnNhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7Các đối tác chính của Apple lên kế hoạch mở rộng sang thị trường Đông Nam Á vào năm 2023Indonesia khuyến khích ASEAN trở thành mỏ neo ổn định toàn cầu

leftcenterrightdel
 Toàn cảnh Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao G20 diễn ra tại thủ đô New Delhi của Ấn Độ. Ảnh minh hoạ: AFP/TTXVN/Vietnam+

Trên đây là nhận xét được Bộ trưởng Ngoại giao Tần Cương đưa ra trong một phiên họp tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao G20 vừa diễn ra tại Ấn Độ.

Trong bài phát biểu của mình, Bộ trưởng Ngoại giao giao Trung Quốc Tần Cương kêu gọi các thành viên G20 cam kết thực hiện chủ nghĩa đa phương, xây dựng sự đồng thuận và toàn cầu hoá, đồng thời đưa ra kết quả của Hội Nghị thượng đỉnh G20 diễn ra tại Bali vào tháng 11/2022.

Bộ trưởng Tần Cương cho rằng, đối mặt với tình hình quốc tế đầy biến động và những thách thức toàn cầu đang gia tăng, G20 phải tăng cường hợp tác và góp phần vào sự phát triển, cũng như thịnh vượng của toàn cầu.

Ông cho rằng các thành viên G20 cần thực hành chủ nghĩa đa phương thực sự, đồng thời duy trì hệ thống quốc tế lấy Liên Hiệp quốc làm trung tâm và trật tự quốc tế dựa trên luật pháp quốc tế. Ngoài ra, các nước cũng phải tuân thủ các chuẩn mực cơ bản của quan hệ quốc tế dựa trên các mục đích và nguyên tắc của Hiến chương Liên Hiệp quốc. Bộ trưởng Ngoại giao Tần Cương nhấn mạnh tầm quan trọng của các nguyên tắc đối thoại trên cơ sở bình đẳng và xây dựng sự đồng thuận thông qua tham vấn trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu.

Vị bộ trưởng lưu ý: “Không một ai nên tham gia vào chính trị quyền lực hoặc thậm chí là đối đầu khối”.

Do đó, các quốc gia G20 nên thúc đẩy sự phát triển của toàn cầu hoá, bác bỏ chủ nghĩa đơn phương và chủ nghĩa bảo hộ, đồng thời đảm bảo hoạt động trơn tru của chuỗi cung ứng và công nghiệp toàn cầu.

Ông kêu gọi nỗ lực để khiến tiến trình phát triển toàn cầu trở nên “toàn diện hơn, linh hoạt hơn và có lợi cho tất cả mọi người”, đồng thời ông cho biết thêm rằng Sáng kiến Phát triển Toàn cầu do Trung Quốc đề xuất đã đưa ra một lựa chọn mới để đẩy mạnh việc thực hiện Chương trình nghị sự 2030 của Liên Hiệp quốc về Phát triển bền vững.

Để đạt được kết quả tốt hơn của Hội nghị thượng đỉnh tại Bali vào năm ngoái, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương kêu gọi tăng cường điều phối chính sách kinh tế vĩ mô, đảm bảo an ninh lương thực và năng lượng, cải thiện quản trị kinh tế toàn cầu và thúc đẩy hợp tác phát triển quốc tế.

“Trung Quốc đã đình chỉ thanh toán nợ nhiều hơn bất kì thành viên G20 nào khác, đồng thời tham gia xử lí nợ theo Khuôn khổ chung. Chúng tôi hy vọng rằng các tổ chức tài chính đa phương và các chủ nợ thương mại sẽ tham gia tích cực vào việc xử lí nợ của các nước đang phát triển”, Bộ trưởng Ngoại giao Tần Cương chia sẻ.

Về quản trị kinh tế toàn cầu, bộ trưởng cho rằng điều quan trọng là phải hoàn thành đánh giá hạn ngạch chung lần thứ 16 của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) theo đúng kế hoạch và tiến hành đánh giá cổ phần của Ngân hàng Thế giới (WB).

Ngoài ra, Trung Quốc cũng ủng hộ Liên minh châu Phi gia nhập G20, cũng như kì vọng vào quyết định sớm của G20 về vấn đề này.

Để tăng cường hợp tác phát triển quốc tế, các nước thành viên G20 cần hỗ trợ các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên Hiệp quốc, giải quyết các thách thức về khí hậu và hành động theo Khuôn khổ đa dạng sinh học toàn cầu Côn Minh – Montreal.

Sự đồng thuận của Hội nghị thượng đỉnh tại Bali về việc ngăn chặn vận chuyển trái phép chất thải xuyên biên giới phải được thực hiện một cách nghiêm túc, bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc Tần Cương cho biết.

Trong một thông tin có liên quan, Trung Quốc đã đưa ra Sáng kiến An ninh Toàn cầu và ban hành một văn bản chia sẻ lập trường về giải pháp chính trị dành cho xung đột ở Ukaraine. Trong đó ghi rõ, Trung Quốc sẽ luôn đứng về phía hoà bình, tích cực thúc đẩy đàm phán hoà bình và đóng vai trò xây dựng.

Trung Quốc sẽ tiếp tục tích cực tham gia vào các chương trình nghị sự của G20 và đóng góp nhiều hơn vào hoà bình và phát triển của thế giới, cũng như xây dựng một cộng đồng với tương lai chung cho tất cả mọi người.

Được biết, các bộ trưởng ngoại giao G20 đã có các buổi thảo luận sâu về chủ nghĩa đa phương, an ninh lương thực và năng lượng, hợp tác phát triển và chống khủng bố, cùng với nhiều chủ đề khác.

Các bên tham gia bày tỏ quan ngại chung về tình hình quốc tế hiện nay và cho rằng cần cải thiện quản trị toàn cầu, giải quyết việc thiếu động lực cho sự phát triển bền vững, cùng với đó là khẳng định chủ nghĩa đa phương là quan trọng hơn bao giờ hết.

Các nước trong khối G20 cũng nhất trí khối khu vực nên đóng một vai trò quan trọng và đặc biệt là các bên liên quan cần thể hiện ý chí chính trị, tìm kiếm sự đồng thuận cao nhất, bên cạnh đó cũng phải hành động thiết thực về tăng cường hợp tác toàn diện và đẩy mạnh khả năng chống chịu của nền kinh tế, cùng với đó là chung tay giải quyết những thách thức đang tồn tại trên toàn thế giới. 

Đan Lê (Lược dịch từ Xinhua Net)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mở cửa thương mại toàn cầu để nuôi sống thế giới

Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Ngozi Okonjo-Iweala cho biết, tình trạng đói nghèo toàn cầu sẽ gia tăng nếu thế giới không nỗ lực duy trì một hệ thống thương mại ổn định và cởi mở.

Mở cửa thương mại toàn cầu để nuôi sống thế giới
Tăng cường phối hợp để làm tốt công tác dân vận

Chiều 12/12, Ban Dân vận Tỉnh ủy phối hợp với Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết thực hiện chương trình phối hợp về công tác dân vận giai đoạn 2022 – 2026 và ký kết kế hoạch phối hợp năm 2025.

Tăng cường phối hợp để làm tốt công tác dân vận
Chiến lược toàn cầu chống lại virus lây truyền qua đường thực phẩm

Kết quả của báo cáo mới được thực hiện dưới sự hợp tác của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xác định những thách thức cấp bách nhất thế giới trong việc giải quyết các bệnh do virus lây truyền qua đường thực phẩm.

Chiến lược toàn cầu chống lại virus lây truyền qua đường thực phẩm
Return to top