Thế giới

Trung Quốc lần đầu tiên cắt giảm lãi suất chuẩn trong mùa dịch

ClockThứ Hai, 20/12/2021 16:02
PBoC đã hạ lãi suất cơ bản (LPR) cho khoản vay một năm từ mức 3,85% xuống 3,8%. Lãi suất cơ bản cho khoản vay 5 năm không đổi so với tháng trước là 4,65%.

Giá tiêu dùng tăng khiến các nền kinh tế mới nổi không thể cắt giảm lãi suấtNgân hàng Trung ương Canada giữ nguyên chính sách lãi suất

Trụ sở Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc tại Bắc Kinh. Ảnh: THX/TTXVN

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC, ngân hàng trung ương) ngày 20/12 đã cắt giảm lãi suất cho vay chuẩn lần đầu tiên kể từ tháng 4/2020, trong thời kỳ cao điểm của đại dịch COVID-19 ở nước này.

PBoC đã hạ lãi suất cơ bản (LPR) cho khoản vay một năm từ mức 3,85% xuống 3,8%. Lãi suất cơ bản cho khoản vay 5 năm không đổi so với tháng trước là 4,65%.

Dữ liệu từ công ty cung cấp thông tin thị trường tài chính Wind Information của Trung Quốc cho thấy, lần gần nhất ngân hàng trung ương này cắt giảm lãi suất cho vay cơ bản kỳ hạn 1 năm và 5 năm là vào tháng 4/2020.

LPR ảnh hưởng đến lãi suất cho vay đối với các khoản vay doanh nghiệp và hộ gia đình.

Ông Xing Zhaopeng, chiến lược gia cấp cao về Trung Quốc tại ngân hàng ANZ, cho biết quyết định trên của PBoC củng cố quan điểm rằng giới chức Trung Quốc đang ngày càng cởi mở hơn đối với việc cắt giảm lãi suất trong bối cảnh kinh tế khó khăn.

Tuy nhiên, ông lưu ý quyết định giữ nguyên lãi suất cho khoản vay 5 năm cho thấy chính phủ Trung Quốc ưu tiên không sử dụng lĩnh vực bất động sản để kích thích tăng trưởng kinh tế.

Một số nhà phân tích cho biết hai đợt cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR) của PBoC trong năm nay đã cho phép các tổ chức giảm chi phí cho vay. Theo ước tính của Goldman Sachs, hai đợt cắt giảm RRR trên đã giúp tiết kiệm cho các ngân hàng Trung Quốc khoảng 28 tỷ NDT (4,39 tỷ USD).

Bên cạnh đó, dù động thái hạ lãi suất trên đã được dự kiến từ trước, nó làm nổi bật sự khác biệt trong chính sách tiền tệ của Trung Quốc so với các ngân hàng trung ương lớn khác, vốn đang trên đà chuẩn bị tăng lãi suất.

Một số nhà phân tích nhận định lãi suất của Trung Quốc có thể giảm nhẹ hơn nữa để ngăn chặn khả năng suy giảm kinh tế, mặc dù vẫn có sự không thống nhất về quỹ đạo hạ lãi suất này.

Trung Quốc là nền kinh tế lớn đầu tiên thoát khỏi cú sốc của đại dịch COVID-19 hồi năm 2020.

Nhưng sang năm nay, đặc biệt là kể từ tháng Bảy, đà tăng trưởng của Trung Quốc đã “hạ nhiệt” bởi chi tiêu tiêu dùng bị giảm sút, bên cạnh chính sách không khoan nhượng của chính phủ nhằm kiểm soát các đợt bùng phát dịch tiếp theo cũng như áp đặt nhiều quy định chặt chẽ hơn, đặc biệt là đối với lĩnh vực bất động sản.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2024:
Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bài phát biểu bằng văn bản tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương đan xen sâu sắc vào cấu trúc toàn cầu hóa kinh tế và hiện là một cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau với những lợi ích chung và tương lai chung.

Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa
Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

Ghi nhận trong 10 tháng đầu năm 2024, thương mại của Trung Quốc đạt được với các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chạm mốc cao kỷ lục, vượt 21 nghìn tỷ NDT (2,91 nghìn tỷ USD). Kết quả này đã nhấn mạnh sự hội nhập kinh tế sâu rộng và kết nối thương mại mạnh mẽ giữa các bên.

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024
Trung Quốc khảo sát tìm hiểu “nỗi sợ sinh con” của người dân

Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) đang tiến hành khảo sát 30.000 người để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ đối với việc sinh con và “nỗi sợ sinh con” của người dân, trong bối cảnh chính quyền nước này phải chật vật để thúc đẩy tỷ lệ sinh đang suy giảm.

Trung Quốc khảo sát tìm hiểu “nỗi sợ sinh con” của người dân
Return to top