Thế giới

Trung Quốc phục hồi chậm hơn dự kiến sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng của ASEAN

ClockThứ Ba, 27/06/2023 15:33
TTH.VN - Sau đại dịch COVID-19, nền kinh tế Trung Quốc đang phục hồi chậm hơn dự kiến và sự lạc quan ban đầu mà các nhà quan sát thể hiện nay đã dần chuyển thành sự thận trọng đối với triển vọng của Đông Nam Á.

FDI: Hạt giống tăng trưởng cho tương lai chung của Trung Quốc và ASEANHợp tác ASEAN – Trung Quốc để thúc đẩy phát triển bền vững có thể là tấm gương cho thế giớiASEAN – Thiên đường cho sự ổn định trong bối cảnh toàn cầu bất ổnCampuchia và Việt Nam có thời gian quay vòng cảng ngắn nhất ở ASEANAMRO nâng dự báo triển vọng ASEAN+3, kỳ vọng tăng trưởng “mạnh mẽ”

leftcenterrightdel
Mức độ phục hồi của Trung Quốc có tác động mạnh mẽ đến tăng trưởng của ASEAN. Ảnh minh hoạ: AFP/TTXVN/Vietnam+ 

Lavanya Venkateswaran, chuyên gia kinh tế cấp cao về ASEAN của Ngân hàng OCBC khi đề cấp đến Indonesia, Malaysia, Philippines và Thái Lan cho biết: “Việc thiếu động lực tăng trưởng từ Trung Quốc ngày càng trở nên rõ ràng và sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng của các nước ASEAN-4 trong giai đoạn từ quý II đến quý IV năm nay”.

Trong một ý kiến khác có liên quan, nhà kinh tế cấp cao khu vực châu Á – Thái Bình Dương của tổ chức đánh giá tín dụng Moody’s Analytics Katrina Ell cho biết: “Khi Trung Quốc lần đầu tiên từ bỏ chính sách Zero COVID, xuất hiện một tâm lý háo hức không bền vững rằng nhu cầu trong nước sẽ phục hồi đáng kể và bền vững. Tuy nhiên hiện nay, những kỳ vọng đã trở lại gần với thực tế hơn và những thách thức đang diễn ra ở Trung Quốc, bao gồm thị trường bất động sản và điều kiện sản xuất ở nước ngoài yếu đang gây ra những tác động đáng kể”.

Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, nhìn chung đã có một khởi đầu khá chậm chạp vào năm 2023. Năm 2023 của nước này bắt đầu với đợt bùng dịch hàng loạt, khi các nhà hoạch định chính sách bất ngờ dỡ bỏ các lệnh phong toả nghiêm ngặt, cũng như dỡ bỏ các hạn chế xã hội khác đang bóp nghẹt nền kinh tế.

Được biết, Trung Quốc có tác động kinh tế lớn lên với Đông Nam Á, nơi được hưởng lợi chủ yếu từ nhu cầu thương mại và sản xuất của Trung Quốc, cũng như từ nhu cầu nội địa của nước này.

Tuy nhiên, đến nay, nền kinh tế Trung Quốc chỉ được thúc đẩy bởi các dịch vụ trong nước. Việc mở cửa trở lại của Trung Quốc nhìn chung không đạt được kỳ vọng và có thể chỉ mang lại một sự thúc đẩy hạn chế cho tăng trưởng của ASEAN.

Trước tình hình này, Ngân hàng Maybank đã cắt giảm dự đoán tăng trưởng GDP dự kiến của nhóm ASEAN-6 xuống còn 4,2% vào năm 2023, giảm so với mức 4,5% được đưa ra hồi tháng 1 và phần lớn nguyên nhân là do kết quả tăng trưởng tương đối mờ nhạt của Trung Quốc.

Singapore cũng đã bị hạ triển vọng tăng trưởng 0,9% và Việt Nam cũng chung cảnh tương tự với mức dự đoán tăng trưởng hạ 2,3%.

Được biết, những dự đoán được Ngân hàng Maybank đưa ra hồi tháng 1 là dựa trên giả định rằng việc mở cửa trở lại sẽ gây ra hiệu ứng bùng nổ tốt hơn ở Trung Quốc và kèm theo đó là sự gia tăng nhu cầu “du lịch trả thù” của du khách Trung Quốc.

Song thay vào đó, sự thúc đẩy từ việc Trung Quốc mở cửa trở lại đối với xuất khẩu đã bị hạn chế và nhu cầu du lịch hậu đại dịch của du khách Trung Quốc cũng “ít hơn một cơn lũ”.

Dữ liệu từ Tổng cục Du lịch Singapore cho thấy, trong 5 tháng đầu năm 2023, nước này chỉ chào đón 310.900 lượt khách từ Trung Quốc đại lục, thấp hơn nhiều so với mức 900.750 lượt từ Indonesia. Lượng khách Trung Quốc nhìn chung giảm mạnh so với mức 1,5 triệu lượt của năm 2019, trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát.

Tương tự, Trưởng bộ phận nghiên cứu của Ngân hàng UOB Suan Teck Kin cho rằng, do có các liên kết thương mại, tăng trưởng kinh tế của Malaysia có thể giảm 0,3% cho mỗi phần trăm chậm lại của nền kinh tế Trung Quốc.

Trung Quốc tiếp tục đối mặt với những cơn gió ngược khá nghiêm trọng và điều này là dự đoán xấu cho Đông Nam Á.

“Chúng tôi đã kỳ vọng răng chi tiêu hộ gia đình và đầu tư kinh doanh của Trung Quốc sẽ tăng lên trong suốt cả năm, nhưng các hộ gia đình và doanh nghiệp lại đang có sự chần chừ. Cần có thời gian để thực sự rũ bỏ cảm giác ngập ngừng hậu COVID-19”, một chuyên gia từ Moody’s nhận định.

Dù vậy, vẫn tồn tại hi vọng rằng khả năng cung cấp chuyến bay và thị thực sẽ thúc đẩy tăng lượng khách Trung Quốc đến khu vực Đông Nam Á, bởi tác động của sự phục hồi của Trung Quốc đối với ASEAN có thể nói là tập trung chủ yếu vào lĩnh vực du lịch. Trong đó, kỳ vọng tương đối cao dành cho kỳ nghỉ hè và Tết Trung thu của Trung Quốc.

Bên cạnh đó, nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc cũng có thể cải thiện dần dần trong những tháng tới, khi nhu cầu trong nước mở rộng nhờ thị trường lao động tăng cường.

Sau quá trình khảo sát và nghiên cứu, nhiều chuyên gia tin tưởng nền kinh tế Trung Quốc sẽ phục hồi khi nhu cầu dịch vụ trong nước được cải thiện, thị trường bất động sản ổn định và nhu cầu điện tử toàn cầu tăng trưởng trở lại. Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc cũng có thể hỗ trợ nhiều hơn bằng cách nới lỏng các thiết lập tiền tệ.

Đối với lĩnh vực du lịch, số lượng khách du lịch được dự đoán sẽ tiếp tục cải thiện trong nửa cuối năm 2023 và ngày càng mang lại nhiều lợi ích cho lĩnh vực khách sạn của ASEAN. Một tin tốt là các quốc gia ASEAN đã và đang được chọn là các điểm đến du lịch của du khách Trung Quốc đi theo nhóm. Ngoài ra, ASEAN cũng đang dẫn đầu về mức độ phục hồi chuyến bay. Trong đó dẫn đầu là Singapore, theo sau là Việt Nam và Malaysia. Với nền tảng này, giới chuyên gia hi vọng các nút thắt bao gồm chuyến bay và thị thực sẽ được nới lỏng hơn nữa vào nửa cuối năm 2023, hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng của ASEAN trong bối cảnh thương mại giảm tốc đáng chú ý.

Khi bất ổn toàn cầu đã và đang ngày càng lan rộng, bất kỳ sự cải thiện nào cũng được hoan nghênh. Điều này đặc biệt quan trọng, nhất là khi sự phục hồi tương đối chậm của Trung Quốc cho đến nay đã đè nặng lên nhóm nước ASEAN-4.

Đan Lê (Lược dịch từ The Business Times)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Giúp người khuyết tật tiếp cận dịch vụ để hòa nhập

Những năm qua, các chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội nói chung và đối với người khuyết tật (NKT) nói riêng trên địa bàn tỉnh được thực hiện tốt, tạo điều kiện cho NKT vượt qua khó khăn, trở ngại để vươn lên sống độc lập, hoà nhập với cộng đồng.

Giúp người khuyết tật tiếp cận dịch vụ để hòa nhập
Return to top