Thế giới

Trung Quốc tái áp đặt hạn chế ở nhiều nơi để chống dịch COVID-19

ClockThứ Tư, 31/08/2022 09:05
TTH.VN - Ngày 30/8, một số thành phố lớn của Trung Quốc đã áp dụng nhiều hạn chế chống dịch COVID-19, khi các nhà chức trách tăng gấp đôi nỗ lực ngăn chặn đại dịch.

Trung Quốc: Bắc Kinh nới lỏng hơn nữa hạn chế chống dịch COVID-19Trung Quốc: Các thành phố lớn tiến gần hơn đến tiến trình bình thường hóaThượng Hải gồng mình chống dịch với những hạn chế nghiêm ngặt hơnTrung Quốc nới lỏng quy định đối với các chuyến bay có ca mắc COVID-19Trung Quốc: Gần 12 triệu thí sinh tham gia kỳ thi đại học “gaokao”

Trung Quốc tiếp tục triển khai hành động nghiêm ngặt để chống lại sự lây lan của đại dịch COVID-19. Ảnh minh họa: THX/TTXVN/Báo Điện tử Chính phủ

Cụ thể, gần 4 triệu dân của tỉnh Hà Bắc đã được lệnh phải ở nhà cho đến cuối tuần bởi chính quyền đang thúc đẩy hành động nhằm chế sự bùng phát của một ổ dịch nhỏ.

Cùng với đó, hơn 13 triệu người ở thành phố Cảng Thiên Tân lân cận cũng phải trải qua cuộc xét nghiệm hàng loạt từ 6h sáng theo giờ địa phương, sau khi ghi nhận 51 ca nhiễm, chủ yếu là các trường hợp nhẹ.

Long Hoa, một quận ở tỉnh Thâm Quyến với 2,5 triệu dân vào ngày 30/8 đã đóng cửa nhiều địa điểm vui chơi và chợ đầu mối, đồng thời đình chỉ nhiều sự kiện lớn.

Người dân phải xuất trình kết quả xét nghiệm âm tính trong vòng 24h để vào các khu dân cư, các nhà hàng cũng phải giới hạn số lượng khách hàng xuống 50% công suất thường ngày . Những hạn chế mới dự kiến sẽ hết hạn vào ngày 3/9.

Các động thái được đưa ra sau khi các biện pháp tương tự cũng đã được áp dụng từ ngày 29/8 tại 3 quận khác, khiến đời sống thường ngày của 6 triệu người ở Thâm Quyến bị ảnh hưởng. Được biết, Thâm Quyến là nơi đã “gồng mình chống lại” nhiều đợt bùng dịch của các biến thể phụ của Omicron trong năm nay.

Trong khi các quan chức chưa thông báo về việc hoãn thời gian vào học của năm học mới, nhiều phụ huynh có con nhỏ đang theo học tại các trường tiểu học và trung học cơ sở cho biết trường học đã thông báo hoãn.

Tại Đại Liên, một cảng chính ở Đông Bắc Trung Quốc, đóng vai trò quan trọng trong nhập khẩu đậu nành và sắt, những khu đô thị chính với khoảng 3 triệu dân trong ngày 30/8 cũng đã bước vào một đợt phong tỏa mới kéo dài đến ngày 4/9. Mỗi ngày, mỗi gia đình chỉ được phép có 1 người ra ngoài để mua sắm các nhu yếu phẩm cần thiết.

Trong suốt thời gian diễn ra lệnh phong tỏa, những lao động làm trong các ngành không thiết yếu phải làm việc tại nhà, trong khi các công ty sản xuất phải cắt giảm nhân viên làm việc tại chỗ và chỉ được duy trì các hoạt động cơ bản và khẩn cấp.

Được biết, Trung Quốc là nền kinh tế toàn cầu duy nhất tuân theo chính sách Zero COVID, việc phong tỏa, hạn chế đi lại và xét nghiệm hàng loạt đã và đang làm gián đoạn hoạt động kinh doanh và làm giảm tốc độ tăng trưởng đi đáng kể.

Xử lý đại dịch được nhiều người coi là trọng tâm trong di sản chính trị của Chủ tịch Tập Cận Bình.

Hiện tại, tình hình đại dịch COVID-19 thực tế ở Trung Quốc có thể đang ngày càng trở nên tồi tệ hơn, khi biến thể Omicron một lần nữa lan rộng đến các thành phố lớn, nhà phân tích Ting Lu nhận xét.

Điều này được thể hiện rõ nhất khi Thành Đô, thành phố lớn nhất ở phía Tây Nam Trung Quốc cũng bị hạn chế đi lại nghiêm ngặt. Huyện Wohou và Qingyang ngày 30/8 đã đình chỉ tạm thời hoạt động của nhiều địa điểm và các đoàn du lịch, đồng thời lên kế hoạch trì hoãn học kỳ mùa Thu cho các trường học, sau khi quận Kim Ngưu vào ngày 29/8 đã thắt chặt các hạn chế. 3 quận có tổng cộng khoảng 3,5 triệu dân

Chợ điện tử lớn nhất thế giới ở Thâm Quyến cũng đã bị đóng cửa, bất chấp chỉ có 35 trường hợp được báo cáo tại thành phố hơn 18 triệu dân này.

“Thông báo đóng cửa đột ngột được đưa ra, chúng tôi chỉ có vài giờ để đưa hàng hóa vào kho”, một thương nhân tại thì trường công nghệ Thâm Quyến chia sẻ với phóng viên báo ASP.

Tại Phúc Điền, nơi đặt chính quyền thành phố Thâm Quyến, các rạp chiếu phim, quán karaoke và công viên phải tạm ngừng hoạt động cho đến ngày 2/9, đồng thời các sự kiện công cộng lớn đã bị hủy bỏ.

Tại thành phố Thạch Gia Trang cách thủ đô Bắc Kinh 3,5 tiếng lái xe, 4 quận lớn đã yêu cầu hơn 3 triệu dân làm việc tại nhà, trừ những người làm công việc thiết yếu. Yêu cầu sẽ kéo dài cho đến hết ngày 31/8.

Riêng ngày 29/8, Trung Quốc đã báo cáo 1.717 ca nhiễm COVID-19 trong nước, bao gồm 349 ca có triệu chứng và 1.368 trường hợp không có triệu chứng.

Trong số 20 tỉnh, khu vực và thành phố trực thuộc trung ương đã báo cáo nhiều trường hợp mắc bệnh.

Thủ phủ của tỉnh Thanh Hải, Tây Ninh, với 2,5 triệu dân, đã ra lệnh phong tỏa các khu vực đô thị chính, tạm dừng giao thông công cộng và hạn chế di chuyển bên ngoài khu dân cư. Lệnh phong tỏa bắt đầu vào ngày 29/8 dự kiến sẽ được dở bỏ vào sáng ngày 1/9.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trung Quốc chấp thuận vaccine mpox cho thử nghiệm lâm sàng

Tin từ China Daily cho biết, Cơ quan quản lý dược phẩm hàng đầu của Trung Quốc mới đây đã chấp thuận thử nghiệm lâm sàng vaccine mpox (còn gọi là đậu mùa khỉ) do công ty dược phẩm trong nước Sinopharm phát triển. Quyết định này đã nối dài thêm danh sách ngày càng tăng các “ứng cử viên” tiềm năng cho vaccine mpox ở nước này.

Trung Quốc chấp thuận vaccine mpox cho thử nghiệm lâm sàng
Trung Quốc phát hiện hóa thạch của người hiện đại sơ khai

Các nhà khoa học Trung Quốc mới đây đã phát hiện hàng chục hóa thạch người có niên đại 300.000 năm. Đây là những hóa thạch sớm nhất được tìm thấy ở Đông Á, là minh chứng về quá trình tiến hóa thành Homo sapiens, được biết đến là người hiện đại sơ khai.

Trung Quốc phát hiện hóa thạch của người hiện đại sơ khai
Trung Quốc và ASEAN tăng cường hợp tác AI vì tương lai bền vững

Trong phát biểu mới nhất tại hội nghị “Hợp tác Trung Quốc - ASEAN về phát triển và quản lý trí tuệ nhân tạo (AI)” vừa diễn ra tại Trung Quốc, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc (CIIS) Chen Bo kêu gọi tăng cường hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN về trí tuệ nhân tạo (AI).

Trung Quốc và ASEAN tăng cường hợp tác AI vì tương lai bền vững
Chính sách sử dụng người tài: Lịch sử và vấn đề đặt ra

Phát hiện, tiến cử, thu hút, trọng dụng nhân tài luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm. Việc đặt ra những chính sách kịp thời, phù hợp hơn để thu hút và trọng dụng nhân tài là vô cùng quan trọng và cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

Chính sách sử dụng người tài Lịch sử và vấn đề đặt ra
Return to top