Thế giới

Tỷ lệ mắc Covid-19 ở Indonesia cao nhất ở châu Á

ClockThứ Sáu, 02/10/2020 15:55
Tính đến hết tháng 9, tỷ lệ các ca mắc Covid-19 ở Indonesia là 13,6%, cao nhất khu vực châu Á, cao hơn so với Philippines hiện có tỉ lệ các ca dương tính là 7,7%.

Nhật Bản nới lỏng nhập cảnh với tất cả các nước, đón người Việt NamIndonesia: Phần lớn doanh nghiệp nhỏ có thể phải đóng cửa trong 6 tháng do COVID-19Nhật Bản: Chỉ số niềm tin kinh doanh cải thiện lần đầu tiên kể từ năm 2017Singapore mở cửa cho du khách Việt Nam và Australia từ ngày 8/10Đã đến lúc các nước hỗ trợ nỗ lực vaccine COVID-19 toàn cầu

Tính đến ngày 30/9, Indonesia mới xét nghiệm được hơn 3,3 triệu trong tổng số gần 270 triệu dân. Nguồn: Ayobandung.com

Trong khi đó, Philippines là quốc gia có số ca mắc Covid-19 nhiều nhất khu vực với hơn 314.000 ca mắc, Indonesia xếp thứ hai với hơn 291.000 ca, trong đó có gần 11.000 trường hợp tử vong. Tỷ lệ dương tính của hai quốc gia này đã vượt xa tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là dưới 5%.

Theo trang web dữ liệu “Our World In Data”, tỷ lệ dương tính cao ở Indonesia cho thấy khả năng xét nghiệm phản ứng chuỗi của nước này còn thấp, khả năng truy tìm tiếp xúc cũng hạn chế và không thể kiểm soát được sự lây lan của virus.

Tính đến ngày 30/9, Indonesia mới xét nghiệm được hơn 3,3 triệu trong tổng số gần 270 triệu dân của nước này. Cũng trong tháng 9 vừa qua, Indonesia ghi nhận số ca mắc Covid-19 tăng đột biến với hơn 112.000 ca, chiếm 39% tổng số ca mắc Covid-19 của quốc gia này. Số trường hợp tử vong do Covid-19 trong tháng 9 cũng ghi nhận kỉ lục mới với ngày cao điểm lên tới 160 người. Thủ đô Jakarta là địa phương có nhiều ca mắc và tử vong do Covid-19 nhất trên toàn Indonesia, hiện đang tiếp tục gia hạn giới hạn xã hội quy mô lớn.

 Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số

Đó là chủ đề của hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế, do Trường cao đẳng Huế phối hợp với Trường đại học Quốc gia Malang (Indonesia), Đại học Hyderabad (Ấn Độ), Đại học Mahasarakham (Thái Lan), Viện Nhân học Văn hoá (Hà Nội) và Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Đông Bắc (Thái Lan) tổ chức.

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số
Châu Á - Thái Bình Dương: Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu

Các chính phủ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần đầu tư vào giáo dục và đào tạo để phát triển toàn diện kiến thức về khí hậu và những kỹ năng xanh cần thiết cho các nền kinh tế carbon thấp, theo Sổ tay Biến đổi khí hậu và giáo dục vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố.

Châu Á - Thái Bình Dương Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu
Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

Trong một phân tích của Morgan Stanley, các thị trường mới nổi như Ấn Độ đang trên đà thúc đẩy tăng trưởng của châu Á, khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc dần suy giảm. Đáng chú ý, Ấn Độ cùng với các nền kinh tế Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines và Malaysia được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng của khu vực.

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai
Quân đội Indonesia sẵn sàng ứng phó với 6 núi lửa nguy hiểm

Tính đến ngày 11/11, ngoài núi lửa Lewotobi Laki-Laki ở miền Đông đang phun trào mạnh gây thiệt hại cho khu vực này, có 5 ngọn núi lửa khác ở Indonesia đang ở trạng thái cần theo dõi chặt chẽ vì có nguy cơ cao hoạt động trở lại. Quân đội Indonesia đã chuẩn bị lực lượng ứng phó nhanh với thảm họa để sẵn sàng kịp thời ứng phó.

Quân đội Indonesia sẵn sàng ứng phó với 6 núi lửa nguy hiểm
Return to top