Thế giới

Tỷ lệ thất nghiệp toàn cầu dự kiến giảm nhẹ trong năm 2024

ClockThứ Năm, 30/05/2024 10:26
TTH.VN - Theo báo cáo mới vừa công bố ngày 29/5 của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), tỷ lệ thất nghiệp toàn cầu sẽ giảm nhẹ trong năm nay, đảo ngược dự đoán gia tăng trước đó, đồng thời cũng cảnh báo về “tiến bộ chậm” trong việc giải quyết bất bình đẳng.

ILO: Tỷ lệ thất nghiệp toàn cầu sẽ tăng trong năm 2024Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậuILO: Tăng trưởng việc làm toàn cầu sẽ giảm một nửa trong năm 2023

Người tìm việc điền thông tin vào phiếu đăng ký tại một hội chợ việc làm ở Ấn Độ. Ảnh: Reuters/qdnd

Cụ thể, ILO dự báo tỷ lệ thất nghiệp toàn cầu trong năm 2024 sẽ ở mức 4,9%, giảm từ mức 5,0% của năm 2023. Con số này đã được điều chỉnh giảm so với dự báo được ILO đưa ra trước đó là 5,2% cho năm nay. Tuy nhiên, xu hướng giảm tỷ lệ thất nghiệp dự kiến sẽ chững lại vào năm 2025, với tỷ lệ thất nghiệp duy trì ở mức 4,9%, báo cáo cho biết.

Đáng lưu ý, ILO cảnh báo rằng “tình trạng bất bình đẳng trong thị trường lao động vẫn tồn tại, trong đó phụ nữ ở các nước thu nhập thấp bị ảnh hưởng đặc biệt”.

Ngoài ra, báo cáo cũng nhấn mạnh tình trạng thiếu cơ hội việc làm kéo dài. ILO ước tính “khoảng cách việc làm” - thước đo số người không có việc làm nhưng muốn làm việc - ở mức 402 triệu người trong năm 2024. Con số này bao gồm 183 triệu người được tính là thất nghiệp, nghĩa là họ đang tích cực tìm kiếm việc làm và có thể làm việc ngay lập tức. 

Cơ quan này cũng cho biết phụ nữ, đặc biệt là ở các nước thu nhập thấp, có nhiều khả năng bị mất việc và bị ảnh hưởng nặng nề hơn do thiếu cơ hội. Số liệu chi tiết từ báo cáo cho thấy khoảng cách việc làm đối với phụ nữ ở các nước thu nhập thấp lên tới mức đáng kinh ngạc là 22,8%, so với 15,3% ở nam giới. Trong khi đó ở các quốc gia có thu nhập cao, tỷ lệ này là 9,7% đối với phụ nữ và 7,3% đối với nam giới.

Những khác biệt này chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm”, vì phụ nữ có nhiều khả năng rời bỏ lực lượng lao động hơn nam giới, trong đó trách nhiệm gia đình có thể giải thích phần lớn sự khác biệt về tỷ lệ việc làm giữa phụ nữ và nam giới. Trên toàn cầu, báo cáo ước tính 45,6% phụ nữ trong độ tuổi lao động có việc làm trong năm 2024, so với 69,2% ở nam giới.

Ngay cả khi phụ nữ đi làm, họ vẫn có xu hướng kiếm được ít tiền hơn nam giới, đặc biệt ở các nước thu nhập thấp. Trong khi phụ nữ ở các quốc gia có thu nhập cao kiếm được 73 xu so với 1 USD mà nam giới kiếm được trong cùng khoảng thời gian thì con số này giảm xuống chỉ còn 44 xu ở các quốc gia có thu nhập thấp.

“Báo cáo hôm nay cho thấy những thách thức quan trọng về việc làm mà chúng ta vẫn phải giải quyết. Bất chấp những nỗ lực nhằm giảm bất bình đẳng toàn cầu, thị trường lao động vẫn là một sân chơi không bình đẳng, đặc biệt là đối với phụ nữ”, ông Gilbert F. Houngbo - Tổng giám đốc ILO cho biết.

Cũng theo Tổng giám đốc Houngbo, để đạt được sự phục hồi bền vững, cần phải nỗ lực hướng tới các chính sách toàn diện có tính đến nhu cầu của tất cả người lao động. Phải đặt sự hòa nhập và công bằng xã hội làm cốt lõi trong các chính sách và thể chế. Nếu không làm như vậy, sẽ không thể đạt được mục tiêu đảm bảo sự phát triển mạnh mẽ và toàn diện."

Nhìn chung, mặc dù đã thông qua Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển bền vững vào năm 2015 nhưng tiến bộ trong việc giảm nghèo và giảm việc làm phi chính thức vẫn chậm lại so với thập kỷ trước. Báo cáo kết luận rằng số lượng lao động làm việc phi chính thức đã tăng từ khoảng 1,7 tỷ người vào năm 2005 lên khoảng 2 tỷ người vào năm 2024. Theo đó, để đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG), “một cách tiếp cận toàn diện” nhằm giảm nghèo và bất bình đẳng là vô cùng cần thiết.

BẢO NGHI (Lược dịch từ ILO)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Vốn vay cho lao động đi làm việc ở nước ngoài: Cung chưa đến cầu

Với tổng kinh phí 23,5 tỷ đồng được tỉnh phân bổ cho vay đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong năm 2024, đến nay, tỷ lệ giải ngân nguồn vốn này trên địa bàn chưa tới 40%. Trong khi thực tế, rất nhiều lao động đi làm việc ở nước ngoài đang rất cần và mong muốn được tiếp cận nguồn vốn này.

Vốn vay cho lao động đi làm việc ở nước ngoài Cung chưa đến cầu
Đại học Huế tuyên dương nữ viên chức, người lao động

Nhân kỷ niệm Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Ngày Phụ nữ Việt Nam (20/10), chiều 15/10, Công đoàn Đại học Huế (ĐHH) tổ chức gặp mặt và tuyên dương nữ viên chức, người lao động của ĐHH có hoàn cảnh khó khăn, có con đạt thành tích cao trong học tập và rèn luyện.

Đại học Huế tuyên dương nữ viên chức, người lao động
Lao động là niềm vui

Vượt qua những trở ngại do thương tật, ông Nguyễn Văn Bình (xã Dương Hòa, TX. Hương Thủy) vẫn nỗ lực vươn lên phát triển kinh tế ổn định và đóng góp tích cực cho phong trào người khuyết tật (NKT) tại địa phương.

Lao động là niềm vui
Hiệu quả từ vốn vay cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Thông qua nguồn vốn vay từ chương trình tín dụng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) TP. Huế, nhiều gia đình đã có điều kiện đầu tư cho con em tham gia đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (NNTHĐ) tại các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan…

Hiệu quả từ vốn vay cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài
Return to top