Thế giới

Tỷ lệ tiêm mũi vaccine tăng cường ngừa COVID-19 ở EU "đáng lo ngại"

ClockThứ Sáu, 25/11/2022 10:40
Theo cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu, tỷ lệ trung bình tiêm mũi tăng cường trong EU chỉ là 29% ở các nhóm được cho là có nguy cơ cao nhất như người cao tuổi và người có hệ miễn dịch kém.

EU ủng hộ tiêm vaccine COVID-19 tăng cường mũi 2 cho người trên 60 tuổiEU khởi động kế hoạch thành lập một "liên minh y tế" ở châu Âu

Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Turin (Italy). Ảnh: AFP/TTXVN

Cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) cảnh báo tỷ lệ tiêm mũi vaccine tăng cường ngừa COVID-19 tại các nước Liên minh châu Âu (EU) đang “đáng thất vọng” trong khi khả năng bảo vệ chống lại bệnh nặng khi nhiễm virus SARS-CoV-2 có thể giảm dần trong mùa Đông tới.

Cụ thể, tỷ lệ trung bình tiêm mũi tăng cường trong EU chỉ là 29% ở các nhóm được cho là có nguy cơ cao nhất như người cao tuổi và người có hệ miễn dịch kém.

Phát biểu với báo giới, người phụ trách chiến lược vaccine của EMA, ông Marco Cavaleri cho biết: “Thật đáng lo ngại khi những người có nguy cơ cao phải nhập viện hoặc mắc bệnh nặng lại không được bảo vệ phù hợp.”

Dù tỷ lệ mắc mới COVID-19 không tăng mạnh trong những tuần gần đây, nhưng ông Cavaleri cho biết điều này có thể thay đổi trong những tháng mùa Đông.

Dữ liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 23/11 cho thấy có 724.000 ca mắc mới COVID-19 tại EU trong tuần qua, giảm 11% so với tuần trước đó.

Đầu tháng 10, khi các chuyên gia cảnh báo về làn sóng lây nhiễm mới, số ca nhiễm mới theo tuần là 1,5 triệu ca.

Ông Cavaleri cho biết: “Virus vẫn đang tiến hóa nhanh và xuất hiện các biến thể mới của Omicron,” đồng thời lưu ý thêm rằng những biến thể mới có khả năng né tránh vaccine cao hơn./.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tăng cường vị thế của ASEAN về nhân quyền thông qua đối thoại

Kể từ năm 2007, ASEAN đã có những bước tiến trong việc đưa nhân quyền vào khuôn khổ của nhóm. Các cột mốc chính bao gồm thành lập Ủy ban liên Chính phủ ASEAN về Nhân quyền (AICHR) vào năm 2009 và thông qua Tuyên bố Nhân quyền ASEAN (AHRD) vào năm 2012. Những sáng kiến này được thiết kế để báo hiệu cam kết của ASEAN trong việc đưa nhân quyền làm nền tảng cho chiến lược phát triển khu vực.

Tăng cường vị thế của ASEAN về nhân quyền thông qua đối thoại
Return to top