Thế giới

Ukraine có thể bỏ lỡ hạn chót đàm phán chế độ miễn thị thực với EU

ClockThứ Hai, 09/11/2015 09:00
TTH.VN - Theo hãng thông tấn Sputnik, Liên minh châu Âu (EU) có thể sẽ thay đổi lịch trình thực hiện chế độ miễn thị thực với Ukraine trước mắt nếu Kiev không chấp nhận tiến hành những cải cách pháp luật đúng hạn, Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Pavlo Klimkin đưa ra cảnh báo vào cuối ngày hôm qua (8/11).


Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Pavlo Klimkin. Ảnh: FN

Phát biểu trong một cuộc phỏng vấn trên kênh truyền hình quốc gia Inter, người đứng đầu về chính sách ngoại giao Ukraine cho biết, hiện không còn nhiều thời gian cho Quốc hội để thông qua thêm 12 điều luật trước khi báo cáo của Ủy ban Châu Âu về việc thi hành Hành động tự do hoá thị thực được đưa ra theo kế hoạch vào ngày 15/12 sắp tới.

"Chúng tôi đang chịu áp lực về thời gian. Chỉ có một vài phiên tuần còn lại cho Quốc hội", Ngoại trưởng Klimkin cho biết. "Điều này phải được thực hiện... nếu không chúng ta có thể bỏ lỡ hạn chót cho việc tự do hóa chế độ thị thực".

Vào tháng 9/2014, Quốc hội Ukraine đã phê chuẩn Hiệp định liên kết với Liên minh châu Âu và cam kết sẽ áp dụng một số cải cách lập pháp quan trọng để đáp ứng các tiêu chuẩn quy định nằm trong Kế hoạch hành động tự do hóa thị thực của EU đối với đất nước Đông Âu này.

 

Bảo Nghi (lược dịch từ Sputnik)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

88% người tiêu dùng Đông Nam Á dựa vào AI để quyết định mua hàng

Trong sách trắng đầu tiên về việc áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong thương mại điện tử tại Đông Nam Á, nền tảng thương mại điện tử Lazada cho biết, nghiên cứu mới của họ đã phát hiện ra phần lớn người tiêu dùng ở Đông Nam Á đang sử dụng AI để đưa ra quyết định mua hàng.

88 người tiêu dùng Đông Nam Á dựa vào AI để quyết định mua hàng
APEC phải kiên định với nguyên tắc nền tảng, vững bước hướng đến phát triển và thịnh vượng

Giáo sư kinh tế, người đứng đầu Cục Nghiên cứu Kinh tế Đông Á và Diễn đàn Đông Á tại Trường Chính sách Công Crawford thuộc Đại học Quốc gia Australia Peter Drysdale cho biết, trong thời điểm các nguyên tắc đa phương đang dần xa rời và chịu áp lực phân mảnh nền kinh tế toàn cầu, thách thức đối với Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) là phải kiên định với các nguyên tắc nền tảng của APEC và đẩy lùi các xu hướng làm suy yếu tiềm năng phát triển và thịnh vượng trong khu vực.

APEC phải kiên định với nguyên tắc nền tảng, vững bước hướng đến phát triển và thịnh vượng
PMI:
Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng

Tổ chức S&P Global ngày hôm nay (4/11) công bố Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) toàn phần ngành sản xuất Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Trong đó, ngành sản xuất ASEAN vào tháng 10/2024 đã ghi nhận sự cải thiện bền vững, mặc dù một lần nữa chỉ là mức cải thiện nhẹ.

Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng
Return to top