Thế giới

Ukraine xem xét mua than của Việt Nam và Úc

ClockThứ Tư, 26/11/2014 11:24
TTH.VN - Bộ Năng lượng và công nghiệp than Ukraine thông báo đang xem xét chuyện nhập than từ Việt Nam hoặc Úc.

Thông tin trên được Thứ trưởng Bộ Năng lượng Ukraine Yury Zyukov tiết lộ cho hãng tin RBK-Ukraine.

Một mỏ than của Ukraine tại thành phố Vorkuta, nguồn cung cấp than của nước này đang bị gián đoạn do cuộc chiến miền đông (Reuters)



“Có thể xem xét phương án Việt Nam hoặc Úc… Câu hỏi chỉ là giá cả như thế nào và thời điểm giao hàng. Cũng có thể chúng tôi sẽ chọn cả hai vì họ đều có than chất lượng T (thang đánh giá của Nga – hàm lượng carbon 90%)”, ông Yury Zyukov nói.

Ông Zyukov cũng lưu ý Ukraine sẽ không nhập than từ Mỹ.

“Khi người Mỹ chào hàng, chúng tôi đã nghiên cứu kỹ hồi mùa hè và cái giá lên đến 130 USD. Giá này thậm chí chưa bao gồm vận chuyển và xử lý. Nó quá mắc”.

Bộ trưởng Năng lượng Ukraine Yury Prodan trước đó cho biết giá chào hàng của các công ty than Mỹ và Úc cao hơn giá chào hàng của Nam Phi 15-20% cho loại than cùng chất lượng.

Từ chiều ngày 21-11, Nga đã ngưng cung cấp than cho Ukraine, hiện vẫn chưa biết khi nào hoạt động này được nối lại. 

Theo Tuổi trẻ
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Việt Nam chuyển giao vai trò Chủ tịch Ủy ban ASEAN tại Paris cho Brunei

Ngày 6/9, tại trụ sở Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp, Đại sứ Đinh Toàn Thắng đã chủ trì cuộc họp Ủy ban ASEAN tại Paris (ACP) và lễ chuyển giao vai trò Chủ tịch luân phiên của ACP cho Đại biện Đại sứ quán Brunei. Tham dự sự kiện có các Đại sứ, Đại biện và cán bộ Đại sứ quán các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại Pháp.

Việt Nam chuyển giao vai trò Chủ tịch Ủy ban ASEAN tại Paris cho Brunei
LHQ: Nạn đói thảm khốc tăng gấp đôi vào năm 2024

Được biên soạn bởi một nhóm các cơ quan của Liên hợp quốc gồm Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), Chương trình Lương thực Thế giới (WFP)…, báo cáo toàn cầu mới cập nhật về khủng hoảng lương thực cho thấy gần 2 triệu người hiện đang phải vật lộn với tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng nhất, được phân loại là mức độ 5 trên thang đánh giá IPC toàn cầu - nấc thang theo dõi nạn đói. Về số liệu tổng thể, số người đang phải gánh chịu nạn đói đã tăng gấp đôi vào năm 2024, chủ yếu là do tác động tiêu cực từ các cuộc xung đột đang diễn ra ở Gaza và Sudan.

LHQ Nạn đói thảm khốc tăng gấp đôi vào năm 2024
Đốt rác cũng là nguyên nhân chính gây ô nhiễm nhựa

Trong một bài đánh giá chi tiết mới về cách nhựa xâm nhập vào môi trường, các nhà khoa học cho biết, việc đốt nhựa ở bãi rác, cũng như đốt nhựa thành các đám cháy nhỏ cũng là một vấn đề lớn đối với hành tinh này tương tự như xả rác.

Đốt rác cũng là nguyên nhân chính gây ô nhiễm nhựa
Return to top