Thế giới

UNCTAD: Nền kinh tế toàn cầu dự kiến sẽ tăng trưởng nhanh nhất trong 50 năm

ClockThứ Năm, 16/09/2021 14:14
TTH.VN - Nền kinh tế toàn cầu dự kiến ​​sẽ phục hồi trong năm nay với mức tăng trưởng 5,3%, nhanh nhất trong gần 5 thập kỷ, theo Hội nghị LHQ về Thương mại và Phát triển (UNCTAD). Tuy nhiên, trong báo cáo mới vừa được công bố hôm qua (15/9), cơ quan này nói rằng sự phục hồi rất không đồng đều giữa các vùng, các ngành và các mức thu nhập.

Đánh giá tác động của RCEP đối với đầu tư nước ngoàiUNCTAD: Thương mại toàn cầu dự kiến giảm đến 20% trong năm 2020

Sự phục hồi rất đồng đều giữa các khu vực , ngành nghề. Ảnh minh hoạ: AP/Bnews

Đối với năm 2022, UNCTAD dự báo ​​tăng trưởng toàn cầu sẽ chậm lại chỉ còn 3,6%, khiến mức thu nhập thế giới thấp hơn khoảng 3,7% so với xu hướng trước đại dịch.

Báo cáo cũng cảnh báo rằng tốc độ giảm tăng trưởng có thể cao hơn dự kiến, nếu các nhà hoạch định chính sách không có những phản ứng phù hợp.

Sự khác biệt trong tăng trưởng

Theo báo cáo, nhiều quốc gia ở phía Nam đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn nhiều so với thời kỳ khủng hoảng tài chính toàn cầu. Với gánh nặng nợ nần chồng chất, họ cũng có ít dư địa hơn để xoay xở thông qua chi tiêu công.

Thiếu sự tự chủ về tiền tệ và khả năng tiếp cận vaccine hạn chế cũng đang kìm hãm nhiều nền kinh tế đang phát triển, mở rộng khoảng cách với các nền kinh tế tiên tiến và đe dọa mở ra một “thập kỷ mất mát” khác.

Bà Rebeca Grynspan, Tổng thư ký UNCTAD cho rằng “nếu không có các chính sách táo bạo hơn phản ánh chủ nghĩa đa phương được hồi sinh, thì quá trình phục hồi sau đại dịch sẽ thiếu công bằng và không đáp ứng được những thách thức của thời đại chúng ta”.

Bài học từ đại dịch

Báo cáo của UNCTAD cũng bao gồm một số đề xuất được rút ra từ những bài học trong đại dịch, bao gồm giảm nợ và thậm chí xoá nợ trong một số trường hợp, đánh giá lại chính sách tài khóa, phối hợp chính sách tốt hơn và hỗ trợ mạnh mẽ cho các nước đang phát triển trong việc triển khai tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19.

UNCTAD cho biết, ngay cả khi không có những trở ngại đáng kể, thì đến năm 2030 sản lượng toàn cầu mới có thể trở lại như xu hướng 2016-2019. Nhưng ngay cả trước COVID-19, xu hướng tăng trưởng thu nhập vẫn chưa thoả đáng. Trong thập kỷ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu (2007-2008), tăng trưởng trung bình hàng năm trên thế giới đạt mức chậm nhất kể từ năm 1945.

Theo phân tích của UNCTAD, sau nhiều thập kỷ tỷ lệ tiền lương giảm, tiền lương thực tế ở các nước tiên tiến cần phải tăng cao hơn năng suất trong một thời gian dài, trước khi có thể đạt được sự cân bằng tốt hơn giữa tiền lương và lợi nhuận.

Giá lương thực và thương mại toàn cầu

Bất chấp xu hướng lạm phát hiện nay, UNCTAD tin rằng việc tăng giá lương thực có thể gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với các nhóm dân cư dễ bị tổn thương ở phía Nam, vốn đã suy yếu về tài chính do cuộc khủng hoảng COVID-19.

Trên toàn cầu, thương mại hàng hóa và dịch vụ quốc tế đã phục hồi, sau khi giảm 5,6% vào năm 2020. Suy thoái đã ít nghiêm trọng hơn dự đoán, vì dòng chảy thương mại vào cuối năm 2020 đã phục hồi mạnh mẽ.

Dự báo mô hình hóa của báo cáo chỉ ra mức tăng trưởng thực tế của thương mại hàng hóa và dịch vụ toàn cầu là 9,5% vào năm 2021. Tuy nhiên, hậu quả của cuộc khủng hoảng sẽ tiếp tục đè nặng lên hoạt động thương mại trong những năm tới.

Đối với ông Richard Kozul-Wright -G iám đốc bộ phận chiến lược phát triển và toàn cầu hóa của UNCTAD thì “đại dịch đã tạo ra cơ hội để suy nghĩ lại các nguyên tắc cốt lõi của quản trị kinh tế quốc tế, một cơ hội đã bị bỏ lỡ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu”.

BẢO NGHI (Lược dịch từ UN)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

PMI:
Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng

Tổ chức S&P Global ngày hôm nay (4/11) công bố Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) toàn phần ngành sản xuất Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Trong đó, ngành sản xuất ASEAN vào tháng 10/2024 đã ghi nhận sự cải thiện bền vững, mặc dù một lần nữa chỉ là mức cải thiện nhẹ.

Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng
Kinh tế thế giới đi lên từ suy thoái đến phục hồi

Suy thoái kinh tế được nhận định là một thách thức to lớn và thường xuyên xảy ra trong suốt chiều dài lịch sử. Từ cuộc đại suy thoái đến đại dịch COVID-19 gần đây, các quốc gia đã phải đối mặt với những giai đoạn khó khăn khi định hình lại các cấu trúc và đòi hỏi phải can thiệp chính sách chiến lược.

Kinh tế thế giới đi lên từ suy thoái đến phục hồi
Return to top