Thế giới

UNESCO: Ukraine tổn thất nặng về văn hóa và du lịch, cần gần 9 tỷ USD để khôi phục

ClockChủ Nhật, 10/03/2024 12:33
TTH - Theo một đánh giá mới về những tác động đối với văn hóa và du lịch của Ukraine sau 2 năm xung đột, UNESCO ước tính tổng chi phí thiệt hại đối với các lĩnh vực này của Ukraine đã lên tới gần 3,5 tỷ USD và nước này sẽ cần gần 9 tỷ USD trong 10 năm tới để có thể phục hồi.

WHO kêu gọi 1,5 tỷ USD hỗ trợ dịch vụ chăm sóc sức khỏe trong khủng hoảng

 Một tu viện bị hư hại ở Sviatohirsk (Ukraine) sau các đợt không kích. Ảnh: AFP/Dantri

Đánh giá bao gồm tổng cộng 4.779 tài sản văn hóa và du lịch được chính quyền Ukraine báo cáo hư hại, từ những thiệt hại đối với các địa điểm và tòa nhà có giá trị di sản… cho đến các cơ sở du lịch. Đến nay, Kharkov là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất, chiếm gần 25% thiệt hại được ghi nhận, tiếp theo là khu vực Donetsk và khu vực Odesa.

Kể từ tháng 2/2022, lĩnh vực văn hóa và du lịch cũng đã chịu thiệt hại 19,6 tỷ USD trong tổng doanh thu. Chỉ riêng thành phố Kiev phải gánh chịu hơn 50% khoản lỗ này (10,6 tỷ USD), chủ yếu là do lượng khách du lịch giảm và sự chậm lại đột ngột của các ngành công nghiệp sáng tạo.

Theo UNESCO, cần phải huy động gần 9 tỷ USD từ năm 2024 đến năm 2033 để tài trợ cho các nỗ lực phục hồi và tái thiết - tăng 30% trong một năm qua.

Tố Quyên

(Lược dịch từ APNews, Reuters & Kyodo News)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

Ngày 18/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT về quy định quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục
Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống
Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

Sáng 18/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển Đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.

Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét
Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch

Huế có tiềm năng phát triển du lịch, nhưng vẫn còn hạn chế trong việc liên kết phát triển du lịch, nhất là kết nối giữa các điểm đến, kết nối điểm đến với doanh nghiệp lữ hành. Đây là điểm cần khắc phục để tăng sức hấp dẫn và tạo ra nhiều trải nghiệm thu hút khách.

Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch
Return to top