Thế giới

Ứng dụng công nghệ trong cuộc chiến chống COVID-19 ở châu Á

ClockThứ Bảy, 04/04/2020 16:38
TTH.VN - Trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn đang tiếp tục lan rộng đến nhiều khu vực và quốc gia trên thế giới, nhiều công nghệ mới nổi đã và đang được triển khai trên khắp châu Á như một công cụ hiệu quả để giúp chống lại đại dịch. Từ Singapore cho đến Hàn Quốc, Trung Quốc, công nghệ đang được các chính phủ sử dụng để theo dõi và ngăn chặn sự bùng phát của virus SARS-CoV-2.

Số ca mắc Covid-19 tại Hàn Quốc xuống thấp nhất kể từ ngày 21/2COVID-19: Hàn Quốc nâng cảnh báo lên mức cao nhấtHàn Quốc: Thành phố Daegu trong tình trạng báo động do COVID-19Singapore tăng dự trữ hàng hóa, đa dạng nguồn cung đối phó COVID-19

Thiết bị quét thân nhiệt được sử dụng ở nhiều nơi đông người như sân bay, nhà ga... để tìm kiếm người nhiễn bệnh. Ảnh: Reuters/VOV

Ông Jonathan Tanner, một nhà tư vấn kỹ thuật số tại Viện Phát triển nước ngoài cho biết, mặc dù nhiều khi tốc độ đổi mới trong các công nghệ kỹ thuật số mới nổi có thể bị kìm hãm bởi các hạn chế về cơ sở hạ tầng, tài chính… nhưng “khi phải đối mặt với một thách thức lớn như phải ứng phó với sự bùng phát của đại dịch COVID-19, những hạn chế này sẽ nhanh chóng được khắc phục để các công nghệ mới được đưa vào thử nghiệm".

Tại Singapore, chính phủ đã ra mắt một ứng dụng có tên TraceTogether. Ứng dụng này sử dụng tín hiệu Bluetooth giữa các điện thoại thông minh để xem liệu những người có nguy cơ mang mầm bệnh COVID-19 có tiếp xúc gần gũi với người khác hay không. Đây được coi là một công cụ hiệu quả được chính phủ sử dụng để theo dõi các tàu sân bay có nguy cơ, bên cạnh việc liên lạc với các đội truy tìm trên mặt đất. Việc sử dụng nhiều ứng dụng kết hợp với việc tăng cường giám sát được cho là lý do giúp tỷ lệ lây nhiễm ở nước này chậm hơn so với nhiều quốc gia khác.

Một cách tiếp cận công nghệ tương tự cũng đã được sử dụng ở Hồng Kông, Trung Quốc - nơi một số cư dân được yêu cầu đeo một vòng tay có liên kết với ứng dụng điện thoại thông minh và có thể cảnh báo nếu một người nghi ngờ hoặc bị nhiễm virus SARS-CoV-2 rời khỏi nơi cách ly.

Trong giai đoạn đầu của đợt bùng phát COVID-19 bên ngoài Trung Quốc, nhiều người đã lo ngại Hàn Quốc sẽ có thể trở thành ổ dịch tiếp theo khi vào ngày 1/3, Hàn Quốc đã ghi nhận tổng cộng 3.736 ca nhiễm virus SARS-CoV-2. Trong bối cảnh đó, Chính phủ Hàn Quốc đã sử dụng các thông tin từ giao dịch thẻ tín dụng, dữ liệu định vị trên điện thoại thông minh và video CCTV, cũng như các cuộc phỏng vấn với người dân để tạo ra một hệ thống theo dõi các ca nhiễm bệnh. Kết quả đã được sử dụng để tạo ra một bản đồ người nhiễm bệnh được phát hành ra công chúng để họ theo dõi nếu họ đã liên lạc với người mang mầm bệnh COVID-19. Từ đó, công chúng tự báo cáo và được kiểm tra ngay lập tức về tình hình của bản thân.

Hàn Quốc tiến hành xét nghiệm trên quy mô rộng để kịp thời phát hiện các bệnh nhân nhiễm COVID-19. Ảnh: Reuters/VOV

Tính đến nay (4/4), Hàn Quốc có tổng cộng 10.156 ca nhiễm và 177 ca tử vong vì COVID-19 – tăng gần gấp 3 lần trong hơn 1 tháng qua, tốc độ lây lan được cho là chậm hơn nhiều so với nhiều nước khác. Giới chuyên môn khẳng định, Hàn Quốc đã thể hiện một trong những phản ứng mẫu mực nhất của chính phủ đối với đại dịch. Khi chỉ mới có 4 ca bệnh được báo cáo vào ngày 27/1, nước này đã bắt đầu phản ứng khẩn cấp khi đề nghị 20 công ty y tế bắt đầu phát triển bộ dụng cụ xét nghiệm. Đến giữa tháng 3, nước này đã lập các trạm xét nghiệm ngay trên đường phố và tiến hành xét nghiệm cho hơn 290.000 người, từ đó xác định được 8.000 ca nhiễm bệnh. Xét nghiệm trên quy mô rộng và theo dõi hiệu quả phát huy tác dụng trong việc phát hiện chính xác những người nhiễm bệnh để từ đó hạn chế tối đa sự lây lan trong cộng đồng. Thậm chí tuần trước, Chính phủ Hàn Quốc còn cho ra mắt một công cụ nâng cao mà theo họ có thể giúp theo dõi bệnh nhân chặt chẽ hơn nữa trong thời gian gần, để xem bệnh nhân đang di chuyển ở đâu.

Trong khi đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đang nhanh chóng phát triển một trang web cộng đồng có tên là CoronaTracker - được xây dựng bởi 2.000 chuyên gia, bao gồm các nhà khoa học dữ liệu, chuyên gia y tế, nhà phát triển CNTT, nhà thiết kế đồ họa cũng như cư dân trên khắp thế giới. CoronaTracker được tạo ra để ngăn chặn sự lan truyền thông tin sai lệch cũng như tập trung dữ liệu có sẵn cho mục đích nghiên cứu. Trang web đã được công nhận là một công cụ có giá trị trong việc dự đoán và dự báo số ca nhiễm bệnh, tử vong và phục hồi và có thể được sử dụng trên quy mô toàn cầu.

Mặc dù công nghệ được sử dụng ở các quốc gia có thể khác nhau, nhưng mục tiêu cuối cùng của việc áp dụng các phương pháp đều là theo dõi và ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Ngoài việc tăng cường các hệ thống chăm sóc sức khỏe tương ứng, Hàn Quốc và Singapore là những minh chứng điển hình về cách thức mà một chính phủ có thể nhanh chóng sử dụng các nguồn lực công nghệ của mình để bảo vệ và cứu sống người dân trên quy mô lớn.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ The ASEAN Post & Worldometers)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kinh tế thế giới đi lên từ suy thoái đến phục hồi

Suy thoái kinh tế được nhận định là một thách thức to lớn và thường xuyên xảy ra trong suốt chiều dài lịch sử. Từ cuộc đại suy thoái đến đại dịch COVID-19 gần đây, các quốc gia đã phải đối mặt với những giai đoạn khó khăn khi định hình lại các cấu trúc và đòi hỏi phải can thiệp chính sách chiến lược.

Kinh tế thế giới đi lên từ suy thoái đến phục hồi
Đông Á - Thái Bình Dương trước những thay đổi kinh tế mới:
Vai trò của công nghệ trong tăng trưởng và việc làm

Khu vực Đông Á - Thái Bình Dương (EAP) từ lâu được xem là ngọn hải đăng của tăng trưởng kinh tế khi liên tục vượt trội hơn nhiều khu vực khác trên thế giới.

Vai trò của công nghệ trong tăng trưởng và việc làm
Đông Nam Á nổi lên như một “điểm nóng” về đổi mới công nghệ bất động sản

Với lợi thế từ sự bùng nổ dân số và làn sóng chuyển đổi số mạnh mẽ, Đông Nam Á đang sẵn sàng trở thành trung tâm đổi mới công nghệ bất động sản, với nhiều cơ hội tăng trưởng đáng kể giữa nhiều thách thức, các nhà lãnh đạo ngành này cho biết tại Hội nghị Công nghệ châu Á được tổ chức tại Jakarta ngày 23/10.

Đông Nam Á nổi lên như một “điểm nóng” về đổi mới công nghệ bất động sản
Mở rộng hợp tác văn hóa giữa Huế và Gyeongju

Sáng 22/10, UBND TP. Huế tổ chức lễ tiếp xã giao đoàn Ủy ban văn hóa TP. Gyeongju (Hàn Quốc) do ông Park Gwang-ho, Chủ tịch Ủy ban Văn hóa TP. Gyeongju làm trưởng đoàn. Chủ trì buổi tiếp có Phó Chủ tịch UBND TP. Huế Trương Đình Hạnh cùng đại diện các phòng, ban.

Mở rộng hợp tác văn hóa giữa Huế và Gyeongju
Return to top