Thế giới

UNICEF: Nhiều nước giàu đang gây hại đến môi trường sống của trẻ em toàn cầu

ClockThứ Sáu, 27/05/2022 19:50
TTH.VN - Theo một báo cáo mới của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp quốc (UNICEF), việc tiêu thụ quá mức ở các quốc gia giàu nhất thế giới đang tạo ra môi trường sống không lành mạnh, thậm chí nguy hiểm và độc hại cho trẻ em trên toàn cầu.

10 bức ảnh khắc họa đậm nét ảnh hưởng của ô nhiễm môi trườngCảnh báo: 1/3 trẻ em ở các nước nghèo phải bỏ học để kiếm sốngUNICEF: 1/4 trẻ em trong độ tuổi đi học đang sống ở các nước bị khủng hoảngẤn Độ xuất bản đầu sách giáo dục trẻ em bảo vệ môi trường

Ô nhiễm và khai thác tài nguyên quá mức gây hại cho môi trường sống của trẻ em toàn cầu. Ảnh minh hoạ: Moitruong.net.vn

Bà Gunilla Olsson, Giám đốc Văn phòng Nghiên cứu Innocenti của UNICEF cho biết “phần lớn các nước giàu không những không mang đến môi trường lành mạnh cho trẻ em ở các nước này mà còn đang góp phần phá hủy môi trường sống của trẻ em ở các nơi khác trên thế giới”.

Báo cáo mới của Innocenti đánh giá các tác động đến môi trường sống của trẻ ở 39 quốc gia trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và Liên minh châu Âu (EU) theo các tiêu chí như tình trạng tiếp xúc với các chất ô nhiễm có hại, chẳng hạn như không khí độc hại, thuốc trừ sâu, độ ẩm không khí và ô nhiễm chì; khả năng tiếp cận với ánh sáng, không gian xanh và những con đường an toàn; và đóng góp của các quốc gia đối với cuộc khủng hoảng khí hậu, việc tiêu thụ tài nguyên và xử lý rác thải điện tử…

Báo cáo nói rằng nếu toàn thế giới tiêu thụ tài nguyên với tỷ lệ như của các nước OECD và EU, thì sẽ cần tương đương đến 3,3 Trái đất để đáp ứng được mức tiêu thụ này. 

Theo trung tâm Innocenti, ngoại trừ Tây Ban Nha, Ireland và Bồ Đào Nha, tất cả các nước OECD và EU đều không cung cấp môi trường sống lành mạnh cho tất cả trẻ em ở tất cả các chỉ số. Một số quốc gia giàu có nhất, bao gồm Australia, Bỉ, Canada và Mỹ, đang gây những tác động nghiêm trọng đến môi trường toàn cầu, xét về lượng khí thải CO2, rác thải điện tử và mức tiêu thụ tổng thể tài nguyên trên đầu người. Các nước này cũng xếp thứ hạng thấp trong việc tạo ra một môi trường lành mạnh cho giới trẻ trong nước.

Trong khi đó, Phần Lan, Iceland và Na Uy đứng đầu danh sách về tạo môi trường sống lành mạnh cho sự phát triển của thế hệ trẻ trong nước, nhưng lại góp phần không nhỏ trong việc phá hủy môi trường toàn cầu một cách không cân đối.

Tuy nhiên, báo cáo ghi nhận rằng các quốc gia ít giàu hơn ở Mỹ Latinh và châu Âu tác động môi trường ít hơn so với một số quốc gia giàu có hơn.

Phơi nhiễm có hại

Báo cáo cho thấy ở 39 quốc gia được nghiên cứu, hơn 20 triệu trẻ em có hàm lượng chì - một trong những chất độc hại nguy hiểm nhất - trong máu ở mức cao.

Ở Iceland, Latvia, Bồ Đào Nha và Vương quốc Anh, 20% số trẻ em ở các nước này phải tiếp xúc với môi trường trong nhà ẩm ướt và nấm mốc; trong khi ở Síp, Hungary và Thổ Nhĩ Kỳ, con số đó tăng lên hơn 25%. Ngoài ra, nhiều trẻ em đang phải hít thở bầu không khí độc hại ở cả trong nhà và ngoài trời, đặc biệt là ở Mexico.

Cũng theo báo cáo của Innocenti, tại Bỉ, Israel, Hà Lan, Ba Lan, Cộng hòa Séc và Thụy Sĩ, cứ 12 trẻ em thì có hơn một trẻ tiếp xúc ở mức độ cao với ô nhiễm thuốc trừ sâu, vốn có liên quan đến ung thư, bệnh bạch cầu ở trẻ em, và có thể gây hại cho hệ thần kinh, tim mạch, tiêu hóa, sinh sản, máu và miễn dịch của trẻ em.

Cải thiện môi trường sống cho trẻ

Đáng chú ý, báo cáo cũng nêu rõ tình trạng trẻ em trong các gia đình nghèo có xu hướng phải đối mặt với các tác hại của môi trường nhiều hơn, làm gia tăng những bất lợi và bất bình đẳng hiện có.

“Việc tích tụ chất thải, chất ô nhiễm có hại và tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt đang gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thể chất và tinh thần của con em chúng ta, đồng thời đe dọa sự bền vững của hành tinh chúng ta”, quan chức UNICEF này cảnh báo.

Do đó, UNICEF kêu gọi các chính quyền quốc gia, khu vực và địa phương cải thiện môi trường sống cho trẻ bằng cách giảm thiểu rác thải, ô nhiễm không khí và nước, đồng thời đảm bảo các khu dân cư và nhà ở chất lượng cao.

Các chính phủ và doanh nghiệp cần ngay lập tức thực hiện các cam kết giảm phát thải khí nhà kính vào năm 2050. Và các chiến lược thích ứng với biến đổi khí hậu cũng cần được đặt lên hàng đầu trong số các hành động khác nhau, từ giáo dục đến cơ sở hạ tầng. Đồng thời, các chính sách về môi trường sống cho trẻ em phải tính đến việc đảm bảo nhu cầu của trẻ trong quá trình ra quyết định, bà Olsson nhấn mạnh.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ UN)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngày Trẻ em thế giới (20/11):
UNICEF chỉ ra những xu hướng lớn sẽ tác động đến cuộc sống của trẻ em

Sự thay đổi nhân khẩu học, biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng, và quá trình chuyển đổi công nghệ nhanh chóng có nguy cơ tạo ra một tương lai ảm đạm cho trẻ em vào giữa thế kỷ 21, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cảnh báo trong một báo cáo thường niên, được công bố vào Ngày Trẻ em thế giới (20/11).

UNICEF chỉ ra những xu hướng lớn sẽ tác động đến cuộc sống của trẻ em
Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới

Ngày 13/11, tại Nhà thi đấu huyện Phong Điền, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) phối hợp với UBND huyện Phong Điền tổ chức lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024 trên toàn tỉnh với chủ đề "Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới".

Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới
Hướng dẫn 300 bà mẹ thực hành dinh dưỡng

Ngày 7/11, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh tổ chức lớp tập huấn tại xã Hương Nguyên (A Lưới) về hướng dẫn nuôi con bằng sữa mẹ, thực hành dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú dưới 2 tuổi.

Hướng dẫn 300 bà mẹ thực hành dinh dưỡng
Return to top