Thế giới

Vaccine COVID-19 tăng cường có thể giúp hạn chế nguy cơ nhập viện

ClockThứ Bảy, 26/11/2022 14:28
TTH.VN - Các chuyên gia cho biết, vaccine tăng cường mới để chống lại biến thể Omicron của COVID-19 có thể sẽ không đạt hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa lây nhiễm COVID-19 và bệnh nhẹ, song chúng có thể giúp người già và các nhóm dễ bị tổn thương khác tránh được nguy cơ bệnh trở nặng phải nhập viện.

Tỷ lệ tiêm mũi vaccine tăng cường ngừa COVID-19 ở EU "đáng lo ngại"Ca mắc mới COVID-19 tiếp tục gia tăng ở Trung Quốc và Hàn QuốcCần tiêm mũi tăng cường thứ 2 vaccine COVID-19 cho các nhóm dễ bị tổn thươngMỹ sẽ tiêm mũi tăng cường thứ 2 vaccine ngừa COVID-19 trong tháng 9EU ủng hộ tiêm vaccine COVID-19 tăng cường mũi 2 cho người trên 60 tuổi

Tiêm tăng cường vaccine chống COVID-19 vẫn được thúc đẩy ở nhiều quốc gia. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN/Vietnam+

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh trong một nghiên cứu thực tế được công bố trong tuần này chỉ ra rằng, đã phát hiện vaccine tăng cường có hiệu quả thấp hơn 50% đối với các bệnh nhẹ ở hầu hết các nhóm tuổi trường thành.

Đối với những người cao tuổi, liều vaccine nhắc lại này có hiệu quả 19% trong việc ngăn ngừa bệnh nhẹ khi mọi người tiêm đến mũi thứ tư. Hiệu quả tăng lên 23% khi tiêm liều thứ năm.

Mặc dù hiệu quả của vaccine đối với bệnh nhẹ là thấp, nhưng nhìn chung, những người được tiêm nhắc lại vẫn luôn là tốt hơn và an toàn hơn so với những người không tiêm. Tùy vào độ tuổi và thời điểm tiêm mũi vaccine cuối cùng, vaccine tăng cường giúp tăng khả năng bảo vệ mọi người khỏi bệnh nhẹ từ 28% - 56%.

Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã phê duyệt các mũi tiêm nhắc lại vào cuối tháng 8, với mục tiêu khôi phục mức độ bảo vệ cao mà vaccine đã thể hiện được vào cuối năm 2020 và đầu năm 2021. Tại thời điểm đó, các mũi vaccine cho thấy hiệu quả chống lại nguy cơ nhiễm bệnh lên đến hơn 90%. Song dữ liệu thực tế cho thấy hiệu quả chưa đạt được đến kỳ vọng.

Liên quan đến việc thúc đẩy tiêm chủng, John Moore, Giáo sư vi sinh và miễn dịch học tại Đại học Y khoa Weill Cornell cho biết, những người có rủi ro cao từ COVID-19 có nhiều lý do để tiêm nhắc lại bởi vaccine giúp tăng khả năng bảo vệ một cách “khá khiêm tốn”.

Song, “Có còn hơn không, chắc chắn. Tôi hy vọng rằng sau này các bạn sẽ thấy được sự bảo vệ lớn hơn nhờ vaccine”, Andrew Pekosz, một chuyên gia về virus học tại Đại học Johns Hopkins nhấn mạnh.

Trong một ý kiến khác có liên quan, Tiến sĩ Celine Gounder, một thành viên y tế công cộng cấp cao tại Tổ chức Kaiser Family Foundation cho biết, dù chỉ là một phần khiêm tốn ở cấp độ cá nhân, giảm rủi ro liên quan đến đại dịch cũng có thể tạo nên tác động tích cực rất lớn đến sức khỏe cộng đồng ở cấp độ dân số. Nếu giảm rủi ro ở người cao tuổi xuống 30%, thậm chí là chỉ 20%, điều này rất có ý nghĩa khi 90% số ca tử vong do COVID-19 gây là ở nhóm dân số này.

Các mũi vaccine nhắc lại nhắm vào cả biến thể Omicron BA.5 và chủng COVID-19 ban đầu xuất hiện ở Vũ Hán, Trung Quốc vào năm 2019. Khả năng này được nâng cấp hơn so với loại vaccine ban đầu, chỉ chống được chủng COVID-19 đầu tiên.

Đan Lê (Lược dịch từ CNBC)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

CDC Mỹ đưa ra hướng dẫn phòng chống COVID-19 mới

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) vừa cập nhật hướng dẫn COVID-19 mới khi cho biết rằng nguy cơ của virus khiến bệnh trở nặng, nhập viện và tử vong ít hơn so với hồi đầu năm 2020.

CDC Mỹ đưa ra hướng dẫn phòng chống COVID-19 mới
EU ủng hộ tiêm vaccine COVID-19 tăng cường mũi 2 cho người trên 60 tuổi

Vừa qua, các cơ quan y tế và dược phẩm của Liên minh châu Âu (EU) khuyến cáo nên tiêm chủng liều vaccine COVID-19 tăng cường thứ hai cho tất cả những người trên 60 tuổi, cũng như những người dễ bị tổn thương trong bối cảnh số ca nhiễm COVID-19 và số ca nhập viện gây nên bởi đại dịch tăng cao trên khắp châu Âu.

EU ủng hộ tiêm vaccine COVID-19 tăng cường mũi 2 cho người trên 60 tuổi
Return to top