Thế giới

Vận chuyển thực phẩm tới phía bắc Dải Gaza tạm dừng, gia tăng nguy cơ nạn đói

ClockThứ Tư, 21/02/2024 15:26
TTH.VN - Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) của Liên Hiệp Quốc (LHQ) đã phải tạm dừng việc cung cấp thực phẩm cho phía bắc Dải Gaza trong bối cảnh hỗn loạn leo thang, làm tăng nguy cơ nạn đói.

Nền kinh tế Gaza có thể phải mất nhiều thập kỷ để phục hồiLời kêu gọi ngừng bắn nhân đạo ngay lập tức ở Gaza lại được đưa ra

 Người dân Palestine chờ được phát thực phẩm ở Rafah, phía nam Dải Gaza. Ảnh minh họa: TTXVN

Với việc số lượng xe tải chở hàng viện trợ giảm mạnh do bom đạn của Israel và sự sụp đổ về an ninh, tình trạng khó khăn của khu vực này ngày càng trầm trọng.

Hơn 29,000 người Palestine đã thiệt mạng, các khu dân cư bị phá hủy, và hơn 80% dân số 2,3 triệu người của Gaza đã phải di dời do chiến dịch tấn công của Israel.

Phía bắc Dải Gaza, bao gồm cả thành phố Gaza, hiện vẫn bị cô lập và người dân đối mặt với nạn đói. WFP đã tạm dừng viện trợ do tình trạng bạo lực và hỗn loạn, kêu gọi các bên tang cường phối hợp cung cấp hàng viện trợ.

WFP cho biết lần đầu tiên họ đã đình chỉ việc giao hàng tới miền Bắc cách đây ba tuần sau khi một xe tải viện trợ bị tấn công. Cơ quan này đã cố gắng hoạt động trở lại trong tuần này, nhưng các đoàn xe vào Chủ nhật và thứ Hai đã phải đối mặt với tiếng súng và đám đông người đói khát tước đoạt hàng hóa và đánh đập một tài xế.

Tổng số người Palestine thiệt mạng đến nay là 29,195, với trẻ em và phụ nữ chiếm hai phần ba số người chết.

Báo cáo được công bố hôm thứ Hai bởi Nhóm Dinh dưỡng Toàn cầu, một đối tác viện trợ do UNICEF dẫn đầu, cho thấy những người trưởng thành tại 95% hộ gia đình ở Gaza đang hạn chế tiêu thụ thực phẩm của mình để đảm bảo có thức ăn cho trẻ em và có đến 65% gia đình chỉ ăn một bữa mỗi ngày.

Báo cáo cho biết, hơn 90% trẻ em dưới 5 tuổi ở Gaza ăn từ 2 nhóm thực phẩm trở xuống mỗi ngày, được coi là tình trạng nghèo đói trầm trọng. Một tỷ lệ trẻ em tương tự bị ảnh hưởng bởi các bệnh truyền nhiễm, trong đó 70% bị tiêu chảy trong hai tuần qua. Hơn 80% số hộ gia đình thiếu nước sạch.

Thế Vĩnh (Lược dịch từ AP)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Săn” thực phẩm quê

Thời gian gần đây, nhiều người cho rằng các thực phẩm “quà quê” sạch, không sử dụng hóa chất nên tin dùng, đặt mua ngày càng nhiều thay vì thường đến các chợ, siêu thị…

“Săn” thực phẩm quê
Châu Á - Thái Bình Dương:
Đầu tư vào hệ thống nông sản thực phẩm để đảm bảo an ninh lương thực

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cần ưu tiên xây dựng các hệ thống nông sản thực phẩm linh hoạt và bền vững nhằm đạt được mục tiêu trở thành nhà đóng góp chính cho an ninh lương thực trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, báo cáo mới nhất từ Vụ Đánh giá độc lập (IED) của ADB cho biết.

Đầu tư vào hệ thống nông sản thực phẩm để đảm bảo an ninh lương thực
An toàn thực phẩm tại các trường học

Thời gian qua, trên cả nước xảy ra nhiều vụ ngộ độc thực phẩm nói chung và tại các cơ sở giáo dục (CSGD) nói riêng. Để đảm bảo sức khỏe cho đội ngũ giáo viên và học sinh, TP. Huế triển khai nhiều giải pháp nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) cũng như chủ động phòng, chống ngộ độc thực phẩm, các bệnh truyền qua thực phẩm tại các CSGD trên địa bàn.

An toàn thực phẩm tại các trường học
Ngăn chặn các vụ ngộ độc thực phẩm trong dịp hè

Thời gian qua, liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm ở nhiều địa phương, trong đó có một số vụ ngộ độc làm nhiều người mắc và phải nhập viện điều trị. Ngành y tế nhận định, từ nay đến tháng 8 là thời điểm thường gia tăng các vụ ngộ độc do thời tiết nắng nóng dễ khiến thức ăn, thực phẩm bị ôi, thiu... dẫn tới nguy cơ ngộ độc thực phẩm hay mắc bệnh truyền qua thực phẩm.

Ngăn chặn các vụ ngộ độc thực phẩm trong dịp hè
Return to top